【soi kèo atletico mineiro】Dừa xiêm lùn cần đầu ra ổn định
Sau 4 năm triển khai thực hiện dự án trồng dừa xiêm lùn của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương, đến nay diện tích vườn dừa của 20 hộ dân ở ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, đang cho trái.
Sau 4 năm triển khai thực hiện dự án trồng dừa xiêm lùn của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương, đến nay diện tích vườn dừa của 20 hộ dân ở ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, đang cho trái.
Cây dừa đã từ lâu quen thuộc và gắn bó với người dân huyện Trần Văn Thời nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung. Tuy nhiên, người dân chỉ trồng giống dừa theo truyền thống chậm thu hoạch, thân cao, nước ngọt nhẹ và thường có hậu chua.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Thanh Hải nói: “Huyện Trần Văn Thời có diện tích trồng dừa trên 3.000 ha, phần lớn đã bị lão, nước dừa không được ngọt, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, dự án trồng dừa xiêm lùn được xem như là hướng đi mới cho người nông dân. Mục đích của dự án trồng dừa xiêm lùn là nhằm cải tạo lại vườn dừa truyền thống đã bị lão, cho thu nhập thấp”.
Sau khi được cấp trên phân bổ nguồn vốn đầu tư 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương, Hội Nông dân huyện chọn ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, triển khai thực hiện thí điểm từ tháng 4/2011. Tham gia dự án trồng dừa xiêm lùn có 20 hộ dân, với diện tích 18 ha, mỗi hộ tham gia được vay vốn 25 triệu đồng để cải tạo đất, lên liếp, mua cây giống, sau khi dừa cho trái người dân hoàn trả lại vốn vay. Ðến thời điểm này, dừa đã cho trái thu hoạch.
Cách 15 ngày, vườn dừa của ông Xuân cho thu hoạch từ 30-40 chục dừa. |
Là một trong những hộ tham gia thực hiện dự án trồng dừa xiêm lùn, 95 gốc dừa hộ ông Trần Thanh Xuân đã cho thu hoạch 3 đợt.
Ông Xuân nói: “Trước đây, vườn dừa của tôi bị già cỗi nên tôi phá bỏ hết, lên liếp trồng dừa xiêm lùn, năm đầu tiên không hiệu quả lắm, mà ai cũng vậy, không riêng gia đình tôi. Sau đó, tôi chăm sóc kỹ hơn, giờ cho trái bán được rồi. Giờ thì tôi thấy có hiệu quả đó, nhưng giá cả thấp mà không có người đến mua, phải tự đi tìm mối bán. Nếu dừa này mà có thương lái thu mua, giá cao hơn bây giờ thì 95 gốc dừa gia đình tôi sống khoẻ và chăm sóc nhẹ nhàng hơn làm ruộng”.
Hiện tại, cách 15 ngày ông Xuân hái dừa một lần, mỗi lần từ 30-40 chục dừa (12 trái/chục) đem đi bán ở thị trấn Sông Ðốc, với giá 50.000 đồng/chục, nếu bán lẻ một trái được 5.000 đồng.
Ông Xuân cho biết: “Cách trồng cũng dễ dàng thôi, nhưng quan trọng là phải tốn công chăm sóc kỹ, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đục thân, bọ cánh cứng, để sâu bọ không hại trái non. Tôi thấy, dừa trồng có lời nhưng không lời nhiều vì giá rẻ. Người ta chọn mua dừa trái phải to, còn dừa xiêm lùn thì trái nhỏ nên giá thấp hơn”.
Ðặc điểm của dừa xiêm lùn là nhanh cho trái thu hoạch, trái sai, nước ngọt thanh, thơm, mỗi trái khoảng từ 280-300 ml nước. Trung bình mỗi gốc dừa không dưới 10 quày và mỗi quày khoảng 15 trái. Nếu bán được giá lẻ 5.000 đồng/trái như gia đình ông Xuân thì mỗi gốc dừa cho thu nhập khoảng 750.000 đồng. Tuy nhiên, người mua vẫn thích mua dừa trái to trong khi đó dừa xiêm lùn trái lại nhỏ hơn. Chính vì vậy, dừa xiêm lùn ít người thu mua, nếu bán được thì giá thấp.
Vườn dừa của anh Trương Văn Qui, với 100 gốc đang phát triển sau đợt nắng hạn vừa qua, hiện đang bắt đầu cho trái. Anh cho biết: "Trồng dừa xiêm lùn này không có gì khó, một năm bón 2 lần phân, mỗi năm phải bồi bùn cho vườn dừa, khoảng cách các gốc dừa từ 4-5 m, hằng ngày phải dọn ủ dừa sạch sẽ cho dừa đậu trái nhiều. Dừa xiêm lùn mang lại hiệu quả nhưng cái khó là bán không có giá, không có người mua”.
Ðể có được 100 gốc dừa xiêm lùn như hiện nay, anh Qui phải bỏ ra 20 triệu đồng sên vét lên liếp trồng nhưng giá cả như hiện nay anh Qui chỉ lắc đầu. Như lời anh Qui thì “hiệu quả thì có hiệu quả nhưng giá rẻ quá, làm sao cho dừa có giá ổn định hơn, chứ giờ giá như vậy không có lãi bao nhiêu nên cũng chán”.
“Ðể tiêu thụ và có giá ổn định hơn, Hội Nông dân huyện cũng đã làm việc với các hộ dân trồng dừa xiêm lùn, vận động người dân chủ động tìm mối bán cho các quán nước giải khát để cho người tiêu dùng tiếp cận, biết đến chất lượng của nó. Hiện nay, trong toàn huyện đã có trên 40 ha trồng dừa xiêm lùn. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ làm việc với các ngành chức năng để xem mức tiêu thụ dừa xiêm lùn để có hướng quy hoạch và phát triển”, ông Hải cho biết.
Với giá cả bấp bênh như hiện nay, trước mắt những hộ tham gia dự án trồng dừa xiêm lùn sẽ tiếp tục “tự bơi” để tìm đầu mối thu mua khi dừa đang thu hoạch. Người nông dân làm ra sản phẩm, đạt năng suất, chất lượng thì họ trông chờ đầu ra sản phẩm ổn định và bán có giá.
Mô hình trồng dừa xiêm lùn là một trong những hướng đi mới bền vững trong phát triển kinh tế gia đình nếu có đầu ra ổn định và có giá. Không chỉ tăng thu nhập cho gia đình, dừa xiêm lùn sẽ góp phần trong việc giữ gìn vườn dừa truyền thống ở xã Khánh Hải nói riêng, huyện Trần Văn Thời nói chung./.
Bài và ảnh: Anh Thư