Nhập từ cái kim
XK dệt may đã tăng trưởng nhanh trong những năm qua với mức tăng trên 10% và kỳ vọng sẽ chạm mốc 27 tỷ USD trong năm 2015. Tuy nhiên,ệpdệtmaythiếucáibắkết quả trận benfica hôm nay khi nhắc tới công nghiệp dệt may Việt Nam người ta nghĩ ngay đến “công xưởng” gia công- điểm xuất phát thấp nhất trong chuỗi giá trị gia tăng. Việt Nam đang nằm dưới đáy hình parabol cùng Srilanka, Bangladesh khi mới chỉ đảm nhận khâu cắt may XK. Các nền kinh tế mới phát triển chỉ tập trung may XK như Việt Nam, Bangladesh đang bị các nhà thầu gia công “hớt” một phần lợi nhuận khi đảm nhiệm phần việc kết nối công ty sản xuất với người tiêu dùng.
Điểm yếu của DN dệt may không chỉ là gia công mà còn quá phụ thuộc vào NK nguyên phụ liệu với các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN… Ý kiến bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nêu ra như một câu hỏi còn đau đáu trong lòng nhiều DN dệt may: “Khâu dệt nhuộm hoàn tất kém nên hầu như chúng ta phải NK, kể cả máy móc. Đáng buồn hơn, đến cái kim cho máy cũng không sản xuất được. Chưa nói đến những thiết bị dệt may khác trong ngành dệt sợi hầu như đang phải dùng ngoại tệ để NK”.
Nói thêm về vấn đề này, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký VITAS cho hay, ngoài hai điểm yếu trên, còn một điểm yếu mà ngành dệt may đang vướng là DN sản xuất vải, sợi chất lượng chưa đảm bảo, chủng loại chưa đáp ứng. Trên thực tế, lượng sợi NK nhiều tương đương XK, chủng loại cần không có, chất lượng không đảm bảo nên phải xuất đi và phải NK sản phẩm cần. “Khi chuẩn bị ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào đầu tư mảng phụ trợ như dệt, sợi với số vốn lên tới hàng tỷ USD để tận dụng lợi ích. Chúng ta “xới” ra nhiều nguyên nhân cần phải thấy được nguyên nhân nào là gốc rễ, cái gì làm được trước, cái nào làm sau và dần dần học hỏi DN FDI”, ông Cẩm cho hay.
Chuyện con gà, quả trứng
Đứng từ góc độ nhà sản xuất nguyên phụ liệu, đã gần 30 năm đi tìm khách hàng, ông Đặng Trang, Tổng Giám đốc Công ty CP Phụ liệu may Nha Trang cho biết, đối với chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu trong ngành dệt may, lâu nay Hiệp hội cũng như Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) “kêu gào” rất nhiều nhưng vì sao không phát triển được? Nguyên nhân là do chúng ta đi lên từ nền sản xuất nhỏ nên DN mới bắt đầu khởi động và tiếp cận với việc cung cấp nguyên phụ liệu trên thế giới. “Vì nền kinh tế của chúng ta khác với các nước khác là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên phải tìm cơ chế phù hợp với nền kinh tế. Từ nguyên nhân này mới tìm giải pháp căn cơ để ngành nguyên phụ liệu phát triển”, ông Trang nói. Vị lãnh đạo DN này cũng nhìn nhận: “Câu chuyện ngành dệt may cũng giống như việc quả trứng có trước hay con gà có trước. Bên may yêu cầu có nguyên phụ liệu mới đặt hàng, còn bên nguyên phụ liệu yêu cầu DN may mua thì chúng tôi mới phát triển được. Chúng ta cứ luẩn quẩn giữa hai bên thì sẽ đứng nhìn người ta phát triển”.
Lời giải cho bài toán nguyên phụ liệu ngành Dệt may được nhiều DN cũng như giới chuyên gia nêu ra là liên kết giữa các DN may và DN nguyên phụ liệu. Tuy nhiên, sự liên kết của DN trong ngành Dệt may được ông Cẩm ví von: “Trước đây Vinatex đã đưa đến giải pháp liên kết DN may với DN dệt nhưng sự phối hợp đó chỉ là trên… lời nói. Tôi hình dung sự liên kết của DN dệt may giống như hai người bắt tay nhau nhưng lại quay lưng vào nhau, không nhìn mặt nhau”. Cùng chung quan điểm này, ông Trang nói thêm, DN FDI khi vào Việt Nam đã có chuỗi cung ứng, DN Việt Nam khó mà chen chân vào chuỗi cung ứng đó. Ví dụ, có những DN Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ kéo theo các nhà cung ứng nguyên phụ liệu. Nếu DN Việt Nam có mua được thì cũng sẽ phải mua giá cao hơn so với DN trong chuỗi cung ứng đó. “Như vậy, các DN FDI có sự liên kết rất chặt chẽ trong khi các DN Việt Nam dù đã “kêu gào” nhiều nhưng sự liên kết mới chủ yếu là tình cảm”, ông Trang nói.
Câu chuyện liên kết trong ngành Da giày để có chuỗi cung ứng của một DN da giày dù không phải là điển hình nhưng cũng có thể là bài học cho DN trong ngành Dệt may được vị Phó Chủ tịch VITAS nêu ra. Theo đó, trước khi tham gia vào chuỗi, DN này đã chủ động ngồi với bạn hàng cùng nhau suy nghĩ chiến lược phát triển tiếp theo, DN nào mạnh khâu nào thì phát triển khâu đó, hoặc cùng tham gia và khâu thiết kế theo dòng hàng, sản phẩm. Từ đó, DN này đã nội địa hóa sản xuất đế giày, mũi giày không chỉ cung ứng cho DN da giày Việt Nam mà còn cho cả thế giới.
“Đến tham quan DN da giày của ông Nguyễn Đức Thuấn, Giám đốc Công ty Giày Thái Bình, chúng tôi cũng cảm thấy xấu hổ. Họ có tính toán, bước đi mang tầm chiến lược. Tất nhiên, dù chưa phải là mô hình toàn ngành nhưng đây cũng là xu hướng mà DN dệt may cần phải học hỏi, tăng cường, chủ động tham gia chuỗi”, bà Dung bày tỏ.