Trong không gian thoáng đãng của Bảo tàng Hồ Chí Minh,ốnriêngchomọingườbxh nhat anh triển lãm mỹ thuật “Thầy và trò trường Cao đẳng Mỹ thuật” là cuộc hạnh ngộ của các thế hệ thầy và trò của ngôi trường này trên hành trình nghệ thuật. Gần 80 bức tranh của 72 hoạ sĩ, trong đó có nhiều “tên tuổi lớn” đã qua đời như các cố hoạ sĩ: Phạm Đăng Trí, Tôn Thất Đào, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Đỗ kỳ Hoàng... cho thấy qui mô của một sự kiện. Thì ra đây cũng là dịp “gặp” các thế hệ thầy và trò nhà trường sau 55 năm thành lập. Tại tầng 2 Trung tâm Làng nghề Phương Nam, hoạ sĩ Trương Bé có cuộc triển lãm riêng “Tranh Trương Bé” với các bức tranh sơn mài hoành tráng và đầy cá tính. Dẫu không còn mới, nhưng Không gian Lê Bá Đảng tại 15 Lê Lợi vẫn có sức hấp dẫn lạ kỳ với tôi mỗi lần bước chân vào đây. Ở trụ sở Tạp Chí Sông Hương, phòng tranh “Lại về lại” của 9 hoạ sĩ có “duyên nợ” với Huế cũng là một tái ngộ thú vị với nhiều ấn tượng mới...
Nói là dạo một vòng quanh các phòng triển lãm, nhưng dù “cưỡi ngựa xem hoa” tôi cũng chẳng tài nào đến hết hơn 15 cuộc triển lãm, trưng bày... được tổ chức tại Festival lần này. Dẫu vậy, với tôi mỗi phòng triển lãm, trưng bày là một không gian riêng để người ta thưởng ngoạn và chiêm nghiệm.
Đêm. Đại nội vẫn sôi động với âm thanh và sắc màu. Cũng chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, tôi dạo qua sân khấu biểu diễn của các đoàn quốc tế: Hàn Quốc, Philippin, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Lào... dừng lại một chút ở “Đêm Phương Đông” và rồi về với vườn Cơ Hạ để lắng nghe Trịnh. Tôi đã đến với vườn Cơ Hạ đẹp liêu trai với nhạc Trịnh Công Sơn với tiếng hát của Ánh Tuyết và tiếng đàn của Nguyễn Ánh 9... trong kỳ Hoàng Thành |