【bóng đá uae】Vì mục tiêu phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam giai đoạn 2025
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: N.S Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững (IDH) phối hợp với các Hiệp hội trong lĩnh vực dệt may và da giày (Hiệp hội Dệt may Việt Nam - VITAS, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam - VCOSA và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam - LEFASO) tổ chức, diễn ra sáng 5/12 tại Hà Nội. Đây là hoạt động đầu tiên thuộc khuôn khổ hợp tác thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và IDH về phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày. Mục tiêu của Hội thảo nhằm tham góp ý kiến các bên về kế hoạch hoạt động ưu tiên về phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày trong 3 năm tới giai đoạn 2025-2027, góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm, thách thức đồng thời đón nhận các cơ hội phát triển bền vững của ngành Dệt may và Da giày Việt Nam. Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) là tổ chức phi lợi nhuận, hỗ trợ tăng cường hoạt động thương mại bền vững thông qua kết nối các công ty tư nhân, tổ chức xã hội dân sự, chính phủ các nước, các tổ chức nghiên cứu và các bên liên quan, tập trung giải quyết các vấn đề bền vững của một số ngành hàng nhằm gắn kết các thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng. Tham dự hội nghị có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, đại diện các Bộ ngành, địa phương, đại diện IDH, đại diện các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, các doanh nghiệp, nhãn hàng và các tổ chức trong nước và quốc tế. Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: “Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Công Thương với IDH, các Hiệp hội ngành hàng và các bên liên quan trong khuôn khổ Bản ghi nhớ tạo nền tảng hợp tác vững chắc trong việc thúc đẩy phát triển bền vững ngành dệt may và da giày Việt Nam. Hội thảo hôm nay được tổ chức nhằm tham góp ý kiến của các bên về các sáng kiến, hành động ưu tiên trong việc đổi mới, áp dụng các mô hình bền vững, mở rộng thị trường và thúc đẩy liên kết phát triển chuỗi cung ứng bền vững, tuần hoàn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy tăng trưởng xanh và thực hiện các quy định, cam kết quốc tế của Việt Nam về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong thời gian tới đây”. Bốn nhiệm vụ ưu tiên cho phát triển bền vững Chia sẻ về một số kết quả thực hiện các Chương trình Quốc gia/Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững, Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bà Giang cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện các Chương trình trên, Bộ đã tổ chức triển khai một số nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dệt may và da giày nói riêng áp dụng thí điểm một số giải pháp và mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tới đây, ngoài các nhiệm vụ trên Bộ sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ liên quan kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực ngành Công Thương. Trước đó, Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da Giày - Túi Xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), và tổ chức IDH đã có Bản ghi nhớ ký ngày 26/9/2024. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình hợp tác công tư (PPP), tăng cường liên kết giữa các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, và tổ chức quốc tế. Hội thảo tập trung thảo luận các giải pháp thực tiễn như cải tiến chuỗi cung ứng xanh, xây dựng tiêu chuẩn phát triển bền vững, và mở rộng chiến lược tiếp cận các thị trường xuất khẩu bền vững. Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đóng góp khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia và tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động, trong đó 75% là nữ giới, không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần vào an sinh xã hội, đặc biệt tại các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ngành đang phải đối mặt với yêu cầu chuyển đổi sang phát triển bền vững để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao. Trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ thị trường cung ứng, các doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam phải đồng thời đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn lao động, truy xuất nguồn gốc, và phát thải carbon thấp từ các thị trường xuất khẩu lớn như EU. Theo báo cáo của UNIDO (2023), chỉ 20% doanh nghiệp trong ngành hiện có hệ thống quản lý đủ tiêu chuẩn bền vững quốc tế. Thách thức này càng lớn hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính và công nghệ xanh. Theo đó, Bộ sẽ tập trung ưu tiên các hoạt động phù hợp các nhiệm vụ được giao tại các văn bản Chương trình trên đây và nằm trong khuôn khổ Bản ghi nhớ. 4 nhiệm vụ cụ thể như sau: Hỗ trợ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy sản xuất & tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ; Chứng nhận và dán nhãn sinh thái đối với các sản phẩm dệt may da giày, khuyến khích, tôn vinh các doanh nghiệp thực hành tốt về Phát triển bền vững; Xúc tiến thương mại và hỗ trợ tiếp cận, mở rộng thị trường đối với các sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế, sản phẩm carbon thấp đáp ứng các yêu cầu quy định, tiêu chuẩn quốc tế về biến đổi khí hậu và kinh tế tuần hoàn; Trao đổi kinh nghiệm và nâng cao năng lực và phát triển mạng lưới hợp tác, kết nối và liên kết bền vững theo chuỗi. Thông qua hợp tác giữa Bộ với IDH và các hiệp hội và các bên liên quan, việc hỗ trợ phát triển bền vững các doanh nghiệp Dệt may và Da giày sẽ là một trong nội dung được ưu tiên. Các hoạt động được đề xuất tại Hội thảo sẽ được Bộ Công Thương và IDH đưa vào kế hoạch thực hiện trong khuôn khổ MOU giữa các bên để triển khai thực hiện trong 3 năm tới, giai đoạn 2025-2027. Hợp tác công tư vững chắc Chia sẻ về vai trò và sự liên kết hợp tác của các bên, ông Huỳnh Tiến Dũng, Giám đốc Quốc gia, IDH Việt Nam đánh giá vai trò của Bộ Công Thương, Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, đối tác trong triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh: “Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng và IDH là một nền tảng tiên quyết, quan trọng thúc đẩy sự hợp tác công tư hiệu quả hơn đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may và da giày đang phải đối mặt với các yêu cầu phát triển bền vững ngày càng khắt khe hơn của thị trường. Việc có một khuôn khổ hợp tác công tư vững chắc sẽ tạo điều kiện cho các bên đóng góp ý kiến, trí tuệ, huy động và điều phối nguồn lực từ các cơ quan của chính phủ, các hiệp hội, từ các doanh nghiệp (các nhà máy và các nhãn hàng) đến các tổ chức quốc tế cho việc xây dựng các giải pháp toàn diện và các sáng kiến giúp ngành dệt may và da giày Việt Nam không chỉ phát triển bền vững hơn, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế”. Đại diện các Hiệp hội có mặt tại sự kiện cũng cho biết việc hợp tác này sẽ thúc đẩy việc tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp góp phần đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến về phát triển bền vững. Đồng thời, nhấn mạnh đến nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc đổi mới, áp dụng các giải pháp, mô hình bền vững trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển các chuỗi bền vững đáp ứng yêu cầu, quy định về phát triển bền vững trong giai đoạn tới đây. Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ: “Việc ký kết và triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ PPP giữa Cơ quan quản lý Nhà nước, đầu mối là Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành dệt may, da giày và tổ chức IDH là một tiền đề quan trọng có thể giúp các doanh nghiệp dệt may, da giày; chủ động thích ứng, liên kết bền vững và hội nhập phát triển trong giai đoạn 2025 – 2030, giai đoạn được coi là kỷ nguyên xanh của Việt Nam và thế giới”. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) chia sẻ: “Việc ký kết Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam không chỉ là sự cam kết mà còn là tầm nhìn chiến lược hướng tới một tương lai xanh hơn, hiện đại hơn cho hai ngành công nghiệp mũi nhọn này. Chúng tôi tin tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chuỗi giá trị và đẩy mạnh ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bền vững. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống của người lao động và phát triển kinh tế xã hội”. Ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), chia sẻ: “Việc ký kết Bản ghi nhớ là một bước đi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác công tư và có ý nghĩa đối với việc phát triển bền vững của ngành Bông Sợi, Dệt may và Da giày trong giai đoạn 2025-2030. Bản ghi nhớ sẽ đóng góp giúp ngành đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh ngày càng tăng và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Trong khuôn khổ Bản ghi nhớ, cùng với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp và cơ quan hữu quan, VCOSA sẽ chủ động tham vấn và tổng hợp ý kiến, đề xuất của các hội viên của mình để xây dựng các chương trình hoạt động và đề xuất các cơ chế, chính sách, chiến lược, tiêu chuẩn kỹ thuật... liên quan đến phát triển bền vững phù hợp cho ngành dệt may nói chung và bông, xơ, sợi nói riêng. Việc này nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành. Bên cạnh đó, VCOSA sẽ chủ động truyền thông về các chương trình này đến các hội viên và các bên quan tâm thông qua nhiều kênh khác nhau và khuyến khích các bên liên quan tham gia tích cực”.Khai mạc Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 Thương mại điện tử và logistics bùng nổ
相关推荐
-
Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
-
Xu hướng đầu tư Boutique Shoptel tại các đô thị biển
-
Cải tiến năng suất tổng thể: Nhìn lại mô hình điểm từ Công ty CP Cơ điện Tomeco
-
Cùng Vincom trở về tuổi thơ với loạt sự kiện tháng 6 siêu hấp dẫn
-
Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
-
Trao tặng hệ thống lọc nước cộng đồng tại buôn Sút M’đưng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk
- 最近发表
-
- Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla chứng kiến khai trương các đường
- Tạm dừng đầu tư 2 dự án điện mặt trời hơn 1.982 tỷ ở Quảng Ngãi vì sao?
- Dính lỗi phần mềm kiểm soát ổn định, 460.000 ô tô Toyota buộc phải thu hồi
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- Sau chuỗi ngày tăng liên tiếp, ngày mai giá xăng quay đầu giảm nhẹ?
- HONOR 70 series ra mắt: chip MediaTek Dimensity 9000, màn hình OLED 120Hz, sạc nhanh 100W
- Giá xăng tăng mạnh
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- Đột quỵ thời COVID
- 随机阅读
-
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- VinFast tham dự EVS35
- Mãn nhãn trước vẻ đẹp kinh điển của Riva Aquariva Super vừa cập bến Aqua Marina
- Mỹ điều tra trốn thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm tủ gỗ Việt Nam
- Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- Nỗ lực bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước
- Ngày mai, giá xăng tiếp tục tăng?
- Đối thủ nặng ký Toyota Corolla Cross trình làng, ngoại hình ấn tượng, công suất 180 mã lực
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- Thương mại điện tử
- Long An xử phạt hai doanh nghiệp điện năng lượng mặt trời
- Ngành cá tra chinh phục thị trường EU nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- Nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng trên TMĐT tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2022
- Minh chứng rõ nét cho sự phục hồi của nền kinh tế
- Xác định chuyển đổi số là giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP
- Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- Hồ Tràm sẵn sàng chào đón du khách quốc tế trở lại
- Cơ hội đầu tư biệt thự biển triệu đô tại sự kiện “Mở cửa đến thiên đường Hy Lạp trên Vịnh Cam Ranh”
- Tiền Giang: Thu giữ hơn 4.600 cuộn giấy vệ sinh giả mạo nhãn hiệu
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Hát Xoan được Unesco vinh danh
- Giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn Di sản thế giới
- 44 tác phẩm đạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019
- Hải Phòng xây dựng nghị quyết về miễn học phí các cấp học
- G20: “Hiện thực hóa các cơ hội trong thế kỷ 21 vì mọi người dân”
- Quán bún mọc dọc mùng khu chợ bình dân đông khách sáng tối
- Phát động chiến dịch truyền thông quốc gia K = K về HIV/AIDS
- Chứng khoán, tỷ giá bị tác động thế nào trước kết quả bầu cử Mỹ?
- Google Maps sắp có tính năng cảnh báo bắn tốc độ trên đường
- So sánh xe BMW 4