【nhận định strasbourg】Đường lậu dìm chết đường trong nước
TheĐườnglậudìmchếtđườngtrongnướnhận định strasbourgo VSSA tình trạng nhập lậu đường rất nóng và có tổ chức, chứ không phải có ý đồ nhất thời. Hiện tượng này diễn ra quanh năm, qua nhiều năm và các đầu lậu ngày càng đầu tư lớn về phương tiện, công cụ.
Đường lậu khiến lượng đường tồn kho tại các nhà máy tăng kỷ lục. |
Thống kê cho thấy năm 2012 trên toàn quốc đã thu giữ hơn 514 tấn đường kính. Nếu so với con số mà VSSA đưa ra thì lượng thu giữ chưa đến 2% so với con số nhập lậu thực tế.
Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch VSSA cho biết, chưa bao giờ giá đường giảm như niên vụ 2012 - 2013 này. Kể từ đầu vụ (tháng 8/2012), đường có giá 16.700 đồng/kg, nay chỉ còn trên 10.000 - 11.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất là 13.500 - 14.000 đồng/kg, nhà máy càng sản xuất càng lỗ. Song hành cùng giá đường giảm, tồn kho lớn thì đường lậu trốn thuế bán giá thấp đã thao túng thị trường, khiến cho đường nội càng lâm thảm cảnh.
Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thị trường đường nội địa rất èo uột, lượng tiêu thụ không thấm vào đâu so với lượng đường tồn kho của các nhà máy. Trong khi đó, giá đường thế giới cũng giảm do cung dồi dào. Trung tâm Thông tin của Bộ Công Thương cho biết, giá đường RE đến thời điểm này giảm so với cùng kỳ năm ngoái là 8.000 đồng/kg, đường cát vàng cũng 6.000 đồng/kg. Giá đường giảm sâu, khiến giá mía cũng giảm, nhưng các nhà máy vẫn cố giữ giá mía để còn lo cho các vụ tới.
Đại diện VSSA thông tin, hiện dù đã được phép xuất khẩu nhưng ngành đường vẫn chưa hết khó, bởi năm nay, thị trường xuất khẩu đường đến thời điểm này cũng giảm cả giá và nhu cầu. Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành đường thì bên cạnh việc cho xuất khẩu, VSSA đề nghị ngành chức năng sớm có biện pháp ngăn chặn đường nhập lậu; đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước.
Thống kê của VSSA cho thấy, mỗi ngày có hàng trăm tấn đường lậu được “tuồn” qua biên giới vào nội địa. Trung bình mỗi năm, lượng đường nhập lậu chiếm khoảng 30% thị phần trong nước (300.000 - 400.000 tấn/năm) và có giá rẻ hơn so với giá đường trong nước.
Về vấn đề trên, Bộ Công Thương cũng đã có công văn gửi VSSA yêu cầu cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại đường nhập lậu; nêu đối tượng tham gia buôn lậu đường, phương thức, thủ đoạn, phương tiện và thời gian vận chuyển hàng lậu... để các cơ quan chức năng làm việc với VSSA xây dựng phương án chống buôn lậu mặt hàng đường cả trước mắt và dài hạn. Hiện VSSA cũng có công văn gửi Bộ Công Thương kiến nghị chỉ có doanh nghiệp sản xuất đường mới được xuất khẩu nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp mua đường lậu rồi xuất đi để kiếm lời.
Duy Anh