Khách sạn,ĐánhbomởSriLankaphảnánhhiềmkhíchtôngiáosâusắkqbd vdqg nga nhà thờ ở Sri Lanka đồng loạt bị tấn công, 129 người chết |
Hiện trường vụ đánh bom đẫm máu ở Sri Lanka hôm 21/4. Ảnh: Twitter. |
Các vụ tấn công liều chết bằng bom ở Sri Lanka hôm 21/4 đã khiến hơn 207 người thiệt mạng, và 500 người khác bị thương. Mục tiêu của vụ tấn công là người Kitô giáo trong ngày lễ Phục sinh tại một loạt khách sạn và nhà thờ.
Giới chức an ninh quốc phòng Sri Lanka đã sơ bộ xác định các nghi phạm và nhận định loạt tấn công tàn khốc này liên quan đến yếu tố tôn giáo cực đoan.
Vụ tấn công lễ Phục sinh này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tôn giáo diễn ra ở đảo quốc này.
Sri Lanka đã từ lâu bị chia rẽ giữa tộc người đa số Sinhal (chủ yếu theo đạo Phật) và tộc người thiểu số Tamil theo đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Kitô.
Đất nước này vẫn còn di sản nặng nề của cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1983 đến năm 2009 – giai đoạn này các phiến quân Tamil đấu tranh vũ trang để tạo ra một nhà nước độc lập.
Cuối cùng lực lượng phiến quân Tamil đã bị đè bẹp nhưng chia rẽ tôn giáo vẫn dai dẳng ở đây trong các năm qua.
Một nhóm Kitô giáo cho biết đã có 86 vụ phân biệt đối xử, đe dọa và bạo lực chống lại các tín đồ của chúa Jesus vào năm 2018 và đến thời điểm này của năm 2019 đã có thêm 26 vụ nữa.
Bộ Ngoại giao Mỹ trong một báo cáo năm 2018 cảnh báo rằng người Kitô giáo bị áp lực phải đóng các nơi thờ tự sau khi bị cho là đã tụ tập trái phép.
Báo cáo trên cho biết các nhà sư Phật giáo thường xuyên cố gắng đóng cửa các nơi thờ tự của Kitô giáo và Hồi giáo.
Cũng đã xảy ra các vụ tấn công nhằm vào người Hồi giáo, khiến chính phủ Sri Lanka buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh bùng phát bạo lực chống người Hồi giáo.
Các nhóm Phật giáo cứng rắn tố người Hồi giáo ép người dân cải đạo và phá hủy các điểm linh thiêng của Phật giáo.
Một nhóm Hồi giáo cực đoan tên là NTJ có mối liên hệ với các vụ phá phách tượng Phật và cũng được cho là đã âm mưu tấn công các nhà thờ Kitô giáo.
Trong tổng số khoảng 22 triệu dân Sri Lanka, có 70% là người theo Phật giáo, 13% Hindu, 10% Hồi giáo và 7% Kitô giáo, theo một cuộc điều tra năm 2012 của quốc gia này.