Empire777Empire777

【cúp c2 hôm nay】Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh

Triển khai thí điểm áp dụng sách giáo khoa mới cho học sinh khối lớp 1,Đảmbảochuẩnkiếnthứckỹnăngchohọcúp c2 hôm nay theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, đến nay cơ bản các trường tiểu học trong địa bàn tỉnh đều đảm bảo thực hiện theo yêu cầu.

Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Vị Thanh thấy tự tin khi đọc và viết tốt.

Giúp học sinh đọc thông, viết thạo

Học sinh nhanh nhẹn, tự tin giơ tay đọc bài trước lớp rất rõ ràng, không khí học tập tích cực tại lớp 1C, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Vị Thanh. Cô Huỳnh Thị Kim Phượng, giáo viên chủ nhiệm của lớp, cho biết: “Học sinh học tập rất tích cực. So với chương trình cũ thì bộ sách giáo khoa mới Cánh Diều này giúp các học sinh đọc thông, viết thạo. Với môn tiếng Việt tôi đã áp dụng đọc vần theo phương pháp mới kết hợp cách đọc vần mà nhà trường được chọn thực hiện thí điểm dạy Tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục từ những năm học trước. Tới thời điểm này, 35 học sinh của lớp tôi đều đọc và viết khá tốt”.

Thời gian qua, dư luận xã hội khá băn khoăn khi bộ sách giáo khoa mới cho học sinh khối lớp 1 năm học 2020-2021, được cho là nặng nề, các câu trong môn tiếng Việt khá dài, nhiều từ sử dụng không phù hợp so với năng lực, kiến thức của học sinh khối lớp 1… Chia sẻ vấn đề này, ông Trần Văn Chum, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Thuận Đông 1, huyện Long Mỹ, cho biết: “Do là chương trình mới nên quý phụ huynh và xã hội còn lo ngại. Bộ sách giáo khoa mới thí điểm dùng cho học sinh khối lớp 1 năm nay có một vài lỗi sai, nhiều câu từ dùng chưa phù hợp lắm… Tuy nhiên, thời gian qua, nhà trường đã theo dõi sát các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo giáo viên xem kỹ và đã có những chỉnh sửa phù hợp để đảm bảo đúng chuẩn kiến thức cho các học sinh và các kỹ năng cần thiết để các em tự tin học tập”.

Ông Trần Thanh Toàn, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy, cho biết: “Các sách giáo khoa Tiếng Việt đã được thẩm định cũng dựa trên khung thời lượng và chuẩn đầu ra để thiết kế cho phù hợp. So với chương trình lớp 1 cũ, nội dung chương trình Tiếng Việt mới có phần tinh giản hơn, thời lượng được kéo dài hơn, tăng từ 350 lên 420 tiết. Các tiết học tăng, giáo viên khá cực nhưng vì chất lượng học sinh nên chủ động giảng dạy hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn và rèn kỹ năng đọc viết rất nhiều. Nhờ đó học sinh đọc và viết khá tốt. Nhiều em mới học có hơn 1 tháng mà đọc vanh vách, viết chữ cũng rõ ràng”.

Chủ động vì chất lượng học sinh

Điểm đáng ghi nhận ở các trường học trên địa bàn tỉnh năm nay khi triển khai sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 1 là việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc hỗ trợ học sinh học tập. Bà Nguyễn Kim Loan, phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh, phấn khởi chia sẻ: “Lúc đầu thấy chương trình mới, sợ sẽ khó học, cháu học cực nên gia đình cũng lo lắng. Ba mẹ cháu đã liên hệ với giáo viên để tìm hiểu cách học cùng cháu khi về nhà. Giờ thì tôi an tâm khi thấy cháu gái vui vẻ đến trường học tập, về nhà đọc chữ trôi chảy, rõ ràng. Nhất là đánh vần rất tốt, chữ viết rõ, đẹp. Có được cái nền lớp 1 vững chắc thì cháu tôi không lo cho các lớp học sau”. Không chỉ tạo động lực để học sinh ham học, mà chính sự quan tâm của phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường đã giúp giáo viên kịp thời áp dụng phương pháp dạy học phù hợp theo năng lực của từng em.

Bà Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Xác định sẽ có nhiều khó khăn và bỡ ngỡ khi áp dụng các bộ sách giáo khoa mới cho học sinh khối lớp 1, theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 tại tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có những bước chuẩn bị khá kỹ càng. Nhất là việc tổ chức kịp thời các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Ngành đã triển khai vừa trực tiếp kết hợp bồi dưỡng trực tuyến để các giáo viên đảm bảo thực hiện tốt chương trình giảng dạy”.

Việc giáo viên vừa dạy chương trình trên lớp, cũng vừa học từ chính trong tiết dạy của mình để tự rút kinh nghiệm là điều không còn mới lạ. Cô Nguyễn Thị Như Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, bộc bạch: “Do là chương trình mới nên có nhiều sự thay đổi, cấu trúc các bài giảng cũng khác nên giáo viên chúng tôi vừa dạy các em, cũng vừa học tập qua phần mềm hỗ trợ từ sách, rút tỉa kinh nghiệm từ từ. Nhờ các lớp bồi dưỡng, tập huấn kịp thời mà kỹ năng giảng dạy cho học sinh cũng nâng lên rất nhiều”.

Không trông chờ vào các lớp tập huấn từ tỉnh mà các phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, nhất là chính các trường học cũng chủ động sắp xếp, tổ chức thời gian phù hợp để tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên ở khối lớp 1 năm nay. Ông Trần Thanh Nhân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Quan trọng vẫn là phương pháp dạy của giáo viên trên lớp. Vì thế, mỗi giáo viên trường đã chủ động tự bồi dưỡng cho mình. Nhà trường cũng tranh thủ thời gian tập huấn trực tiếp cho giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo năng lực của từng học sinh sẽ hỗ trợ học sinh tiến bộ mỗi ngày”.

Chương trình mới sẽ có nhiều khó khăn và cần điều chỉnh phù hợp để làm nền tảng cho việc triển khai ở các năm học tiếp theo. Điểm quan trọng là sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh để hỗ trợ học sinh, làm sao để các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tự tin và ham học.

Để các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tự tin

 

Bà Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: “Chúng tôi xác định rõ dạy theo chương trình mới hay cũ, bộ sách giáo khoa nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là hướng đến học sinh. Các em tự tin trong học tập, tiếp thu bài tốt và hào hứng trong tiết học sau, chất lượng học sinh nâng lên là thành công của việc giảng dạy. Vì vậy, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy, tùy theo năng lực của từng học sinh mà có cách điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp, sáng tạo, phải làm sao tạo được sự ham học trong học sinh, tạo niềm tin trong xã hội…

 

Bài, ảnh: CAO OANH

赞(561)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【cúp c2 hôm nay】Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh