您的当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả cúp quốc gia đan mạch】Nga: Kinh tế đầy rẫy khó khăn 正文

【kết quả cúp quốc gia đan mạch】Nga: Kinh tế đầy rẫy khó khăn

时间:2025-01-25 11:43:52 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Giá dầu giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga Chính vì bị bất ngờ trong việc nhận định di kết quả cúp quốc gia đan mạch

nga kinh te day ray kho khan

Giá dầu giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga

Chính vì bị bất ngờ trong việc nhận định diễn biến thị trường nên các nhà hoạch định kinh tế Nga đã đưa ra bản dự thảo ngân sách rất không sát với thực tế và đã buộc phải điều chỉnh lại các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2015 cho phù hợp với tình hình mới. Dự kiến,ếđầyrẫykhókhăkết quả cúp quốc gia đan mạch trong tháng Hai này, Chính phủ Nga sẽ trình Quốc hội dự thảo ngân sách sửa đổi bổ sung.

Giá dầu trên thị trường thế giới bắt đầu giảm từ giữa tháng 6-2014. Đến tháng 8, giới phân tích nhận định việc giá dầu giảm không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, mà là âm mưu của Saudi Arabia tiến hành cuộc đua giảm giá nhằm giữ thị phần và đánh bật các nhà khai thác dầu khí từ đá phiến ở Bắc Mỹ ra khỏi thị trường "vàng đen" thế giới. Trong khi đó, các bộ óc kinh tế của Chính phủ Nga dường như không nhận ra trò chơi thương mại của quốc gia đầu tàu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Họ đã giữ nguyên dự báo giá dầu ở mức 100 USD/thùng và lấy số liệu này làm căn cứ dự toán ngân sách. Thậm chí Bộ trưởng Kinh tế nước này cũng quả quyết các nước sản xuất dầu mỏ thế giới sẽ không để giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng.

Tính toán của các nhà kinh tế Nga không phải không có căn cứ bởi ngay trong dự thảo ngân sách của các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn như Iran, Iraq và Kuwait cũng lấy ngưỡng giá dầu dao động từ 100-120 USD/thùng làm cơ sở hạch toán thu chi. Nga tính toán các quốc gia này sẽ phải tìm cách giữ giá dầu để có đủ nguồn thu ngân sách thực hiện các nghĩa vụ phúc lợi xã hội trong nước. Chính vì vậy, cả Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế Nga đều hết sức lạc quan với triển vọng kinh tế năm 2015, với việc đưa ra dự báo GDP tiếp tục tăng trưởng, thu nhập người dân được nâng cao và lạm phát giảm. Đến nay, phần lớn các chuyên gia Nga đều không thể giải thích tại sao trong bối cảnh giá dầu đi xuống và phương Tây tiến hành trừng phạt kinh tế Nga mà Bộ Tài chính vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 1,2% và lạm phát được khống chế ở mức 5,5%!

Quay trở lại với kế hoạch điều chỉnh ngân sách, trong năm 2015, Nga sẽ chỉ lấy mức giá dầu ở ngưỡng 50 USD/thùng để làm căn cứ dự toán. Theo đó, tăng trưởng GDP sẽ giảm 3%, tăng trưởng đầu tư giảm 13% và tiền lương thực tế của người dân giảm 9% so với năm 2014. Trong khi đó, các trung tâm nghiên cứu độc lập còn đưa ra bức tranh u ám hơn, với dự báo tăng trưởng giảm từ 3,5-6%, thất nghiệp tăng mạnh, nhất là trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Nhiều người lao động sẽ phải đối mặt với tình trạng chỉ làm nửa ngày và nhận 50% lương nếu không muốn bị mất việc làm hoàn toàn. Các dự báo này được đưa ra trên cơ sở phân tích thể trạng của nền kinh tế Nga và so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 mà Nga đã phải trải qua như một trong những trung tâm của cơn bão. Bên cạnh đó, tại Diễn đàn Kinh tế Davos mới đây, các chuyên gia quốc tế cũng cảnh báo nước Nga sẽ đối mặt với năm 2015 đầy khó khăn trước khi có sự phục hồi nhẹ vào năm 2016.

Những thông tin gây lo ngại trên đã khiến Chính phủ Nga phải gấp rút thông qua một chương trình đặc biệt chống khủng hoảng lên tới 35 tỷ USD nhằm giúp người dân thích ứng với tình hình mới. Một trong những ưu tiên của chương trình này là giúp đỡ lĩnh vực ngân hàng và khu vực sản xuất của nền kinh tế, những công ty tạo được nhiều việc làm có hiệu quả, cũng như trợ giúp người dân dễ bị mất mát…

Người dân Nga sau cơn hưng phấn vì sáp nhập được Crimea và tự hào về chính sách đối ngoại cứng rắn của chính quyền đang bắt đầu cảm nhận rõ tác động của các lệnh trừng phạt. Những con số ghi nhận đầu tiên cho thấy trong lĩnh vực xây dựng và lữ hành đã có hàng trăm nghìn người mất việc làm, đồng thời trong hầu hết các tập đoàn lớn vẫn đang diễn ra tình trạng cắt giảm biên chế.