Vào tháng 3,ớiHànnghỉthaisảnởnhàchămconthayvợngoai hang nah Ahn Chang-yeong (35 tuổi), nhân viên văn phòng, cha của một cậu bé 8 tháng tuổi ở Seoul, sẽ bắt đầu tạm nghỉ làm, ở nhà chăm con để vợ quay trở lại với công việc sau 9 tháng nghỉ sinh.
“Tôi nhận ra bầu không khí xã hội và văn hóa nơi làm việc đang thay đổi mạnh mẽ. Các đồng nghiệp khuyến khích tôi đăng ký chế độ nghỉ phép cha mẹ, dù tôi là nhân viên nam đầu tiên trong phòng làm điều đó", Ahn nói với Korea Times.
Mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định, ông bố 35 tuổi cho rằng bản thân nên chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái và tránh để vợ phải nghỉ làm quá lâu.
Giống Ahn, ngày càng nhiều nam giới Hàn Quốc tạm nghỉ việc để chăm con. Xu hướng này chủ yếu do sự thay đổi văn hóa khi các cặp vợ chồng quyết định cùng nhau nuôi dạy con cái, không giống như trước đây, khi phần lớn trách nhiệm đặt lên vai người phụ nữ.
Nhiều nam giới Hàn Quốc nghỉ thai sản để giúp vợ chăm con. Ảnh: Kobiz Media. |
Bên cạnh đó, việc chính phủ tăng cường hỗ trợ tài chính cho những người nghỉ làm để chăm con cũng góp phần vào sự thay đổi tích cực này. Theo dữ liệu từ Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, 27.423 lao động nam đã nghỉ thai sản vào năm 2020, tăng 23% so với năm 2019 và hơn gấp đôi so với 12.042 người vào năm 2017.
Áp lực
Dù vậy, quyết định nghỉ thai sản vẫn không phải là một lựa chọn dễ dàng đối với nhiều nam giới.
Kim Ji-hoon (37 tuổi), nhân viên văn phòng ở Seoul, mới trở lại làm việc sau 3 tháng xin nghỉ thai sản. Kim cho biết văn hóa doanh nghiệp của công ty khiến anh khó xin nghỉ phép, dù ngày càng nhiều đồng nghiệp nam muốn làm như anh.
"Nghỉ thai sản là một điều cấm kỵ ở nhiều công ty. Khi một nhân viên nam như tôi nói sẽ sử dụng chế độ nghỉ phép của cha mẹ, những người xung quanh lo lắng và hỏi liệu anh ta có nghỉ việc hay không. Tôi đã trải qua tình huống tương tự khi yêu cầu nghỉ phép", Kim nói.
Kim cũng cho rằng quan niệm này ở Hàn Quốc nên được cải thiện trước tình hình tỷ lệ sinh thấp như hiện nay.
Năm 2020, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc ước tính ở mức dưới 0,9. Nếu dự tính này chính xác sau khi có số liệu chính thức, sẽ là năm thứ 3 liên tiếp tỷ lệ sinh ở nước này dưới 1.
Nhiều nam giới được khuyến khích hỗ trợ vợ trong việc chăm sóc con cái, làm việc nhà. Ảnh: Getty. |
Theo phân tích của Bộ Lao động Hàn Quốc, đại dịch Covid-19 kéo dài cũng góp phần vào xu hướng nam giới nghỉ thai sản. Cha mẹ cần chăm sóc con cái ở nhà nhiều hơn khi dịch bệnh buộc các trường học đóng cửa.
Lee Ju-sang (45 tuổi), nhân viên văn phòng ở tỉnh Gyeonggi, cho biết anh đã tạm nghỉ một tháng vào tháng 5/2020.
"Đầu năm 2020, tôi phải nhờ mẹ chăm sóc cô con gái 8 tuổi khi trường con bé đóng cửa và chuyển sang học online. Nhưng sức khỏe mẹ tôi kém, không thể chăm sóc cháu quá lâu. Vì vậy, tôi và vợ lần lượt phải xin nghỉ phép để lo toan gia đình", Lee cho biết.
Lý do nghỉ phép để chăm sóc gia đình được nhiều nơi đưa ra và chấp thuận vào năm ngoái trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Theo đó, người lao động có thể nghỉ phép có lương tới 10 ngày khi cần chăm sóc con cái, cha mẹ già hoặc các thành viên trong gia đình bị ốm.
Cũng nhờ đợt nghỉ làm chăm sóc con, Lee nhận ra thời gian qua anh đã bỏ bê cô bé như thế nào và muốn dành nhiều thời gian hơn cho con.
"Thật kỳ lạ, tôi bắt đầu nhận ra rằng bản thân không biết nhiều về con bé, dù nó là con gái tôi. Khi đó, tôi quyết định xin nghỉ phép trước khi quá muộn".
Theo một quan chức của Bộ Lao động Hàn Quốc, nhiều năm qua, quan niệm phụ nữ là đối tượng chính chịu trách nhiệm chăm sóc con cái là một trong những lý do khiến các cặp vợ chồng không muốn có con.
"Chúng tôi sẽ hỗ trợ các ông bố nghỉ thai sản mà không gặp nhiều áp lực. Từ đó, nhiều bậc cha mẹ sẽ cùng nhau san sẻ gánh nặng hơn", một quan chức của bộ cho biết.
Cuộc sống và tình yêu của tiến sĩ Việt 33 tuổi ở Hàn Quốc
Nguyễn Quang Thắng cho rằng, các nhà khoa học người Việt dù đang làm việc ở đâu cũng góp phần đưa tên tuổi trí tuệ Việt Nam sánh tầm thế giới.