【tỷ số sao paulo】Vẫn nan giải trước nợ xấu
Căng như nợ xấu...
Theẫnnangiảitrướcnợxấtỷ số sao pauloo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến thời điểm tháng 1/2017, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 616,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu (nợ xấu được xử lý năm 2012: 74,68 nghìn tỷ đồng; năm 2013: 87,98 nghìn tỷ đồng; năm 2014: 143,55 nghìn tỷ đồng; năm 2015: 186,89 nghìn tỷ đồng; năm 2016: 118,49 nghìn tỷ đồng và tháng 1/2017 là 5,14 nghìn tỷ đồng), trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 349,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 56,7% tổng số nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác (chiếm 43,3%). Theo đó, nợ xấu đã được kiềm chế, đưa tỉ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 2/2017 về mức 2,56% tổng dư nợ tín dụng.
Tuy nhiên, đến hết quý I/2017, mặc dù nhiều ngân hàng báo cáo kết quả kinh doanh với lợi nhuận cao, nhưng không ít ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu tăng lên. Tiêu biểu như Eximbank (từ 2,95% cuối năm 2016 lên 3%), BIDV (từ 1,99% lên 2,14%), Techcombank (từ 1,58% lên 1,89%), MBBank (từ 1,34% lên 1,35%), VietinBank (từ 1,48% lên 1,51%), BacAbank (từ 0,81% lên 0,82%).
Phân tích rõ hơn về tỷ lệ nợ xấu “thực” tại các TCTD hiện nay, ông Nguyễn Đức Hưởng, Cố vấn cao cấp Ngân hàng LienVietPostBank cho rằng, số liệu mà các TCTD báo cáo “đúng” nhưng chưa “trúng” do chưa có cơ chế minh bạch rõ ràng nên các TCTD vẫn phải tự bảo vệ mình để bảo vệ người gửi tiền, bảo vệ nền kinh tế vĩ mô và xã hội. Do đó, theo báo cáo của các TCTD thì nợ xấu chỉ dưới 3%, gần đây cho thấy chỉ 2,46%, tức là nợ xấu nội bảng chỉ khoảng 150.000 tỷ đồng; nhưng nếu đi tìm thêm con số nợ xấu “lộ thiên” thì cộng thêm nợ xấu chưa xử lý tại Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) khoảng 208.000 tỷ đồng nữa, thì tổng nợ xấu vào khoảng 5,8%.
“Nhưng con số này vẫn chưa phải tất cả. Có một khối lượng nợ đang tiềm ẩn là nợ xấu, phải nhận diện cho đúng mức độ, để có ứng xử hợp lý. Do đó, cộng cả phần này thì ước tính tổng nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống hiện không dưới 10%”, ông Nguyễn Đức Hưởng nhìn nhận.
Trong khi đó, nếu đặt nhận định này bên cạnh phân tích về “thế nào là nợ xấu” của ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐTV VAMC thì ta có thể “tưởng tượng” được khối lượng nợ xấu hiện nay đang ở mức độ nào. Theo ông Đông, nợ xấu hiện nay bao gồm 3 loại: Thứ nhất là nợ xấu đang hạch toán nội bảng tại các TCTD; thứ hai là nợ xấu các TCTD đã bán cho VAMC; thứ ba là nợ xấu mà các TCTD đã trích lập dự phòng xử lý rủi ro, đưa ra hạch toán ngoại bảng và đang tiếp tục xử lý. Nhưng ông Đông cho rằng, trong hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, rất dễ phát sinh dư nợ thành nhóm nợ khó đòi, nợ xấu nên đây là chuyện hết sức bình thường trong hoạt động tín dụng.
...dù “rung chuông đã lâu”...
Trên thực tế, vấn đề nợ xấu là “cục máu đông” được các chuyên gia “rung chuông báo động” từ nhiều năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân của nợ xấu xuất phát từ nhiều phía, nhưng không có nghĩa là do ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, mà do khách hàng vay không trả được nợ bởi ảnh hưởng từ cuộc suy thoải kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay.
Không đồng tình với quan điểm này, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lại cho rằng, trách nhiệm để xảy ra nợ xấu lớn nhất thuộc về ngành ngân hàng. Vì trong quá trình thẩm tra, rà soát, một số TCTD đã lợi dụng sự thông thoáng, mở cửa của chính sách vĩ mô, cố tình làm sai các quy định của các cơ quan nhà nước. Theo TS.Kiên, một phần nguyên nhân còn đến từ khuyết điểm của cơ quan nhà nước khi chậm phát hiện vấn đề, khi phát hiện lại chưa cương quyết, vẫn để xử lý theo trình tự thông thường, chưa nhận thấy đây là tình trạng đột biến phải có giải pháp đột phá để xử lý vấn đề này.
Có thể nói, nợ xấu gây ảnh hưởng tiêu cực tới cả nền kinh tế, dẫn đến mất ổn định kinh tế vĩ mô, thậm chí khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, nên cần sự vào cuộc của khách hàng, ngân hàng và hệ thống chính trị. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu những năm qua thực chất vẫn là “gói đi, cuộn lại”, vẫn loay hoay trong “mớ bòng bong” các quy định pháp lý. Chính vì thế, sau nhiều lần bàn thảo, Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các TCTD đã được NHNN xây dựng và lấy ý kiến đóng góp. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, giải phóng lượng vốn khổng lồ lên tới hơn 600.000 tỷ đồng kẹt trong nợ xấu và tiềm ẩn thành nợ xấu.
Nhận xét về Nghị quyết, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cho hay, những điểm nghẽn cơ bản nhất gây khó khăn trong xử lý nợ xấu được đề cập khá đầy đủ tại Dự thảo. Đặc biệt, dự thảo Nghị quyết đã xác định rõ các quyền lực, quyền năng của TCTD, VAMC trong xử lý nợ xấu, nhất là đối với tài sản đảm bảo. Như đối với quy định mua bán nợ theo giá thị trường, có thể cho phép người bán thấp hơn hoặc cao hơn giá trị khoản nợ đó nhưng vẫn đủ minh bạch, cũng như rõ ràng về trách nhiệm xử lý người gây ra nợ xấu (nếu có) chứ không có sự đánh đồng công, tội.
Đặc biệt, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo lâu nay vẫn bị các TCTD “than trời” vì có quá nhiều vướng mắc, mất quá nhiều thời gian nếu phải nhờ đến tòa án. Do đó, những điều khoản mới tại Dự thảo liên quan đến quyền xử lý tài sản đảm bảo đã tăng thêm một số quyền xử lý tài sản đảm bảo cho chủ nợ, nhưng đồng thời kèm theo yêu cầu chặt chẽ để đảm bảo hoạt động xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Theo TS. Võ Trí Thành, quy định này cũng không kém phần “nhân văn” hỗ trợ tích cực các con nợ của mình, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên.
Tuy nhiên, như trên đã nói, nợ xấu xuất hiện có một phần nguyên nhân đến từ các ngân hàng, vậy liệu rằng, Nghị quyết ra đời là sự “ưu ái” cho ngành ngân hàng và cũng là cơ sở để “chạy tội” cho những cá nhân gây ra nợ xấu. Theo chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, Nghị quyết này là sự “ưu ái” cần thiết cho cả nền kinh tế, bởi Nghị quyết quy định quyền hạn, cách làm quyết liệt hơn, đi đôi với giải trình, giám sát minh bạch. Đặc biệt, những người gây ra tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách tường minh, chứ không có sự bao che hay dung túng bất kỳ ai.
Nhìn chung, với tình trạng nợ xấu đã “đóng băng” nhiều năm nay thì việc ra Nghị quyết được coi là “muộn còn hơn không”. Điều này sẽ góp phần khơi thông dòng chảy vốn tín dụng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng về lâu dài, các chuyên gia kiến nghị nên đưa Nghị quyết về xử lý nợ xấu trở thành luật, bởi còn hoạt động cho vay, đi vay trong nền kinh tế thì còn phát sinh nợ xấu do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa: Trong một vài năm tới, nhiều khoản nợ xấu từ VAMC được trả về cho các ngân hàng thương mại trong khi các ngân hàng này hiện tại đang chật vật để xử lý các khoản nợ xấu chưa bán cho VAMC. Do đó, những khó khăn về xử lý nợ xấu và tái cấu trúc của các ngân hàng này sẽ tăng lên gấp bội. Điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính của cả hệ thống ngân hàng. Vì vậy, hơn lúc nào hết các cơ quan quyền lực nhà nước cần phải có quyết tâm chính trị đủ mạnh để vượt qua tư duy làm luật kiểu cũ, xây dựng nhanh một hành lang pháp lý riêng làm nền tảng cho các ngân hàng thương mại thực hiện thành công tiến trình xử lý nợ xấu như đã được đề ra trong đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD của Chính phủ. |
相关文章
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
Nhận định bóng đá Fenerbahce vs Hatayspor hôm nayHLV Jose Mourinho đang in những2025-01-273 thương vụ đình đám của SMBC trước khi vào VPBank kết quả ra sao?
Sáng 27/3, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) của ông Ng&o2025-01-27Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực phục hồi giữa bộn bề thách thức
Năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,02% Công nghiệp công nghệ số có những bước tiến2025-01-27Thang máy gia đình Kalea ‘may đo’ cho không gian sống hiện đại
Thang máy gia đình với công nghệ hiện đại và thiết kế sang trọng được nhi2025-01-27Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
Cảnh đổ nát sau các cuộc không kích của Isra2025-01-27Thang máy gia đình Kalea ‘may đo’ cho không gian sống hiện đại
Thang máy gia đình với công nghệ hiện đại và thiết kế sang trọng được nhi2025-01-27
最新评论