【ty số trưc tuyến】Hiệu quả từ các đề án nông nghiệp
Thời gian qua,ệuquảtừccđềnnngnghiệty số trưc tuyến tỉnh đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi sản xuất, trong đó nổi bật là 4 đề án liên quan đến nông nghiệp đã và đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Từ đề án giống đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về việc sản xuất lúa theo nhu cầu doanh nghiệp.
Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất
Một trong những đề án được các địa phương thực hiện quyết liệt trong thời gian qua là Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Đề án 1000). Theo đó, từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh có 2.492 hộ/1.953ha đăng ký thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho 3 hợp phần về cây trồng và chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu và nuôi thủy sản; riêng hợp phần 4 về chuyển đổi chăn nuôi có 1.281 hộ. Ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Sau khi Đề án 1000 được HĐND tỉnh thông qua, địa phương đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch nhằm cụ thể hóa của địa phương, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung, mục đích của đề án để người dân biết thực hiện. Nhờ thực hiện tốt công tác trên nên Đề án 1000 được hộ dân đồng tình và thực hiện mạnh mẽ.
Minh chứng cho vấn đề trên, ông Nguyễn Chí Hùng cho biết Phụng Hiệp là địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của tỉnh, thế nhưng trong những năm gần đây do giá cả bấp bênh và đầu ra gặp không ít khó khăn nên người dân không còn thiết tha với cây mía. Do đó, khi tỉnh có chủ trương hỗ trợ bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo Đề án 1000 thì không ít nông dân trồng mía ở huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn làm theo. Cụ thể, từ năm 2014 đến nay, toàn huyện có khoảng 3.105ha đất trồng mía kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, như: xoài, mít, cam sành, bưởi da xanh, chanh không hạt. Ngoài đất mía, Phụng Hiệp còn chuyển đổi 120ha vườn tạp sang vườn cây ăn trái hiệu quả, chuyển 233ha lúa 3 vụ/năm sang nuôi trồng thủy sản và hỗ trợ 120 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung...
Thông qua Đề án 1000 đã góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân Hậu Giang.
“Bên cạnh khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng theo hướng phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện đất đai của từng vùng thì địa phương còn quan tâm xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gắn với liên kết doanh nghiệp để tạo đầu ra sản phẩm cho nông dân. Cụ thể, trên cây chanh không hạt, hiện 22ha được nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP và được Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ bao tiêu và thu mua sản phẩm. Ngoài ra, trên mãng cầu xiêm, hiện bà con của huyện được Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh ký hợp đồng bao tiêu hàng năm với sản lượng khoảng 500 tấn trái. Từ các mô hình chuyển đổi gắn với nơi tiêu thụ đã góp phần nâng cao nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, qua đây giúp các địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”, ông Hùng cho biết thêm.
Giống như huyện Phụng Hiệp, thời gian qua, huyện Châu Thành A cũng đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 1000. Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa nên các ngành chức năng của huyện đã vận động người dân chuyển đổi dần từ canh tác giống lúa có phẩm chất gạo thấp (IR 50404) sang trồng các giống lúa có phẩm chất gạo cao (OM 5451, Jasmine 85) nhằm đáp ứng thị trường xuất khẩu và thích ứng biến đổi khí hậu. Ngoài ra, địa phương còn vận động người dân chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Mặt khác, trong nuôi trồng thủy sản, nhờ bà con chuyển đổi giống và áp dụng khoa học kỹ thuật nên sản lượng vẫn ở mức cao.
Ông Trần Thanh Lâm, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, thông tin: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn huyện Châu Thành A. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2016 là 8,62% thì nay giảm còn 4,08%. Thu nhập bình quân đầu người ở các xã tăng từ 33,9 triệu đồng/người/năm (năm 2016) lên 46 triệu đồng/người/năm (năm 2019). Đặc biệt, hiện nay toàn huyện có 802 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng 176 mô hình so với năm 2016.
Giúp dân chủ động nguồn nước sản xuất
Là tỉnh có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt nên việc chủ động nguồn nước trong sản xuất của bà con đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để phần nào tháo gỡ cho người dân, đồng thời ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, UBND tỉnh có chủ trương và được HĐND tỉnh thông qua Đề án trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020. Khi đề án được triển khai, các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương triển khai nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất cho người dân được tốt hơn. Điển hình là huyện Long Mỹ, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Đề án trạm bơm điện, đến nay huyện đã xây dựng được 9/35 trạm bơm điện, khép kín 2.540ha đất trồng lúa cho người dân. Bên cạnh thực hiện theo đề án, các ngành chức năng của huyện Long Mỹ còn vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và đưa vào sử dụng 4 trạm điện theo đề án, với diện tích phục vụ 1.377ha. Ngoài ra, huyện Long Mỹ còn vận động các tổ chức, cá nhân có năng lực đầu tư thêm 36 trạm bơm dầu phục vụ 8.758ha, nâng diện tích bơm tưới tập trung của toàn huyện lên 12.675ha, đạt tỷ lệ 56,3%.
Ông Lê Văn Khởi, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, đánh giá: Việc đầu tư các trạm bơm theo đề án của tỉnh và ngoài đề án được địa phương thực hiện thời gian qua đã giúp nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp của huyện được khép kín, nhất là người dân canh tác lúa xuống giống được tập trung, đồng loạt nên hạn chế sâu bệnh và thuận tiện trong thu hoạch. Mặt khác, khi có trạm bơm khép kín thì rút ngắn được thời gian bơm hoặc tiêu thoát nước trên đồng; đồng thời đảm bảo phòng, chống lũ, ngập úng, nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, chi phí bơm, tiêu thoát nước cho nông dân… Bên cạnh đó, đề án trạm bơm còn tạo việc làm cho lao động địa phương, nâng cao nhận thức của người dân về thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hiện đại, phát triển và làm nền tảng để địa phương thu hút các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư và bao tiêu nông sản.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh, thực hiện Đề án trạm bơm điện, thời gian qua, cùng với các địa phương trong tỉnh thì UBND tỉnh ngoài chủ động tích cực triển khai theo các mục tiêu của đề án, còn đầu tư thêm các trạm bơm ngoài danh mục đề án với quy mô phù hợp theo từng vị trí, địa bàn để phục vụ bơm nước cho người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 123 trạm bơm điện, phục vụ sản xuất cho hơn 25.176ha. Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, chia sẻ: Các trạm bơm điện sau khi đầu tư xong đều đạt được mục đích đề ra là đáp ứng nhu cầu sản xuất và đảm bảo phòng, chống lũ, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn nên luôn đón nhận sự đồng thuận cao của người dân. Mặt khác, khi có trạm bơm điện còn giúp cho quá trình quản lý thuận tiện, dễ dàng; giúp cho bà con đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các địa phương hình thành những vùng sản xuất lớn theo hướng hàng hóa tập trung để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu nhận định: Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các đề án trên địa bàn tỉnh cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, vấn đề nổi lên là cơ sở hạ tầng sản xuất được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa nông sản và tiêu dùng; đồng thời đê bao thủy lợi được đầu tư khép kín tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai. Ngoài ra, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm, từ đó ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất và nguồn thu nhập cho người dân. Từ những hiệu quả mang lại, tới đây các sở, ban, ngành tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt những công việc chưa làm trong giai đoạn còn lại của các đề án theo kế hoạch đề ra. UBND tỉnh sẽ xem xét cho kết thúc các đề án theo Nghị quyết đã được thông qua là đến hết năm 2020. Và từ thực tiễn đúc kết được trong thời gian qua cho phép xây dựng một đề án mới với những chính sách mới được tích hợp chung nhằm đủ sức hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025.
Giai đoạn 2014-2020, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện 4 đề án nhằm phát triển ngành nông nghiệp, gồm: Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Đề án 1000) giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 có tổng số hộ dân đăng ký thực hiện 2.492 hộ/1.953ha; Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 đã mời gọi 10 doanh nghiệp hợp tác, liên kết sản xuất với 6 HTX nông nghiệp, hỗ trợ 2 HTX đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và 31 HTX tham gia xúc tiến thương mại; Đề án phát triển trạm bơm điện ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, với 277 trạm bơm điện sẽ được xây dựng mới; Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 đã đưa vào sản xuất giống với tổng diện tích 68ha. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- Nữ thủ khoa đam mê Hoá học
- Chung tay vì người nghèo, trao nhà đại đoàn kết
- Mùa vu lan và an toàn thực phẩm
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- 100 phần quà tặng học sinh dân tộc thiểu số ấp Phước Tiến
- Trao gần 70 triệu đồng cho học sinh nghèo hiếu học
- Ca dương tính thứ hai với bệnh bạch hầu ở Bình Phước
- Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- Dinh dưỡng hợp lý
- 5 người trở về từ Ukraina mắc COVID
- Tặng nhu yếu phẩm phòng, chống dịch Covid
-
Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
(Nguồn: Instituto Butantan)Con rắn trên nặng 1,5kg và dài 1,7m.Lần gần đây nhất con người phát hiện ...[详细] -
Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn ...[详细]
-
Tặng xe đạp cho học sinh vượt khó của huyện Bù Gia Mập
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi và Phó Tổ ...[详细] -
Phụ nữ Minh Hưng ra quân vệ sinh môi trường, chăm sóc các tuyến đường hoa
Cán bộ, hội viên phụ nữ xã Minh Hưng chăm s&oa ...[详细] -
Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
Thủ tướng: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tận dụng mọi cơ hội hợp tác 5 bài học về đối ngoại, ngoại gi ...[详细] -
CA BỆNH 751 (BN751) tại Hải Dương: Bệnh nhân nam, 45 tu̕ ...[详细]
-
Hình ảnh đẹp của CSGT huyện Chơn Thành
Cán bộ chiến sĩ CSGT Công an huyện Chơn Thành c&ugra ...[详细] -
Ban chỉ huy quân sự huyện Bù Đốp trao nhà “Tình nghĩa quân
Trao quyết định tặng nhà cho anh Phạm Văn VinhCăn nh&a ...[详细] -
'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
Ngày 14/9, tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại ...[详细] -
Chơn Thành xuất quân kiểm tra ATTP dịp tết Trung thu
Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP huyện kiểm tra tại c& ...[详细]
Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết
- Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- Thêm 5 trường hợp mắc COVID
- Hơn 500 hộ DTTS nghèo, thương binh, liệt sĩ ở huyện Bù Gia Mập được sẻ chia
- Sân chơi “Vui Tết thiếu nhi”
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật
- Đồng Xoài: Tập huấn củng cố mô hình phòng chống bạo lực gia đình