当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【soi kèo fc tokyo】Sửa đổi trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản 正文

【soi kèo fc tokyo】Sửa đổi trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản

2025-01-25 21:04:56 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:899次

Vướng mắc trong quản lý tài sản xác lập sở hữu toàn dân

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Quản lý,ửađổitrìnhtựthủtụcxáclậpquyềnsởhữutoàndânvềtàisảsoi kèo fc tokyo sử dụng tài sản công năm 2017, ngày 5/3/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2018/NĐ-CP (Nghị định 29) quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong lĩnh vực này.

Sửa đổi trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản sẽ được sửa đổi trong thời gian tới. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo đánh giá sau hơn 3 năm thực hiện, Nghị định số 29 dần bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc. Cụ thể, Bộ Tài chính cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 29 rất rộng, bao gồm rất nhiều loại tài sản khác nhau như: tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật (tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu); tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước…

Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng nghị định mới nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bổ sung các quy định về các vấn đề chưa có quy định điều chỉnh; giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn để tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Cũng theo Bộ Tài chính, trình tự, thủ tục lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quy định tại Nghị định số 29 chưa phù hợp với thực tiễn của một số lĩnh vực có khối lượng phát sinh rất lớn như: quản lý thị trường, hải quan, công an, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng... Đồng thời, Nghị định số 29 chưa quy định cụ thể về thủ tục hành chính, hồ sơ khi lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên cơ sở giá trị tài sản là không phù hợp, dẫn đến phát sinh vướng mắc trong thực hiện.

Đáng chú ý, hiện một số loại tài sản có vướng mắc, như: tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án; tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước biếu tặng, tài trợ; tài sản tịch thu là vàng, bạc, đá quỹ, kim loại quý…

Sửa đổi, bổ sung đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp với các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; đồng thời, giải quyết các vấn để phát sinh trong thực tiễn trong thời gian vừa qua. Các nội dung sửa đổi, bổ sung để đồng bộ với các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công đã được Chính phủ ban hành. Dự thảo cũng sẽ cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Sửa trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
Đất đai là sở hữu toàn dân. Ảnh: TL

Một nội dung quan trọng tại dự thảo đó chính là việc điều chỉnh đối tượng, phạm vi. Cụ thể, Điều 2 dự thảo nghị định quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP; đồng thời, rà soát, bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân nhưng chưa được quy định tại Nghị định số 29, gồm tài sản thuộc về nhà nước, theo quy định tại Khoản 4 Điều 218 Bộ Luật Dân sự.

Cụ thể, một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ tường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung thêm tài sản là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại, quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 27/1/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Cụ thể, trong thời hạn tạm gửi hành lý, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật).

Lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân

Bộ Tài chính đã tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Đồng thời, Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Tài chính và trang thông tin về tài sản công để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân.

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜