【stuttgart – darmstadt】Để phát triển toàn diện, TP Hồ Chí Minh cần cơ chế đột phá, vượt trội

时间:2025-01-10 18:11:27 来源:Empire777
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp,ĐểpháttriểntoàndiệnTPHồChíMinhcầncơchếđộtphávượttrộstuttgart – darmstadt chặn đà suy giảm kinh tế
Đột phá cải cách thể chế tạo động lực cho nền kinh tế phát triển
Để phát triển toàn diện, TP Hồ Chí Minh cần cơ chế  đột phá, vượt trội
Những cơ chế đột phá, vượt trội sẽ giúp TPHCM khai phóng hết các nguồn lực để phát triển. Ảnh: ST

Cơ chế tăng nguồn thu ngân sách

Quý 1/2023, tăng trưởng kinh tế của TPHCM chỉ đạt 0,7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, cho thấy dấu hiệu phát triển chậm lại của “đầu tàu” kinh tế cả nước. Vì thế, việc điều chỉnh, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM càng đặt ra cấp thiết, trong đó có cơ chế tăng nguồn thu ngân sách, thu hút đầu tư...

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 54, TPHCM đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể, trừ các năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, kinh tế TPHCM liên tục tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016-2019 đạt 7,72%, cao hơn so với mức 7,22% của giai đoạn 2011-2015.

Theo đó, để tăng nguồn thu ngân sách, TPHCM đã xin thí điểm thu thuế với quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên. Phương thức này được cho sẽ hạn chế việc đầu cơ bỏ hoang nhà, đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội, đồng thời là cơ sở để xây dựng chính sách chung sau này. Với cơ chế này, TPHCM đề xuất được hưởng trọn nguồn thu từ thuế nhà đất thứ hai cũng như các phí mới mà thành phố thí điểm.

Đối với quản lý đầu tư, dự thảo đề xuất cơ chế riêng về quy trình thủ tục đầu tư; giao, cho thuê đất; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư... để thành phố huy động thêm nguồn lực tư nhân. Hiện, TPHCM muốn xã hội hoá đầu tư, nhưng nhiều nội dung trái quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Trước những khó khăn của thị trường bất động sản, mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã ký văn bản gửi Thủ tướng đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Theo đó, HoREA đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội cho phép thí điểm thực hiện trở lại dự án áp dụng loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trên địa bàn TPHCM và được thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước của địa phương. Đề nghị cho phép UBND TPHCM thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị và rút gọn các bước lập quy hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh quy hoạch để thành phố chủ động điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, nhằm tháo gỡ ách tắc, vướng mắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại và nhất là dự án nhà ở xã hội...

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi:

Những cơ chế đột phá, vượt trội sẽ giúp TPHCM khai phóng hết các nguồn lực để phát triển

Để phát triển toàn diện, TP Hồ Chí Minh cần cơ chế  đột phá, vượt trội
Ông Phan Văn Mãi.

Nếu Nghị quyết 54 tập trung nhiều vào các cơ chế, chính sách khai thác nguồn thu cho thành phố thì nghị quyết mới không đặt nặng điều đó mà là thí điểm những cơ chế đột phá, vượt trội để huy động mọi nguồn lực. Những cơ chế đột phá, vượt trội sẽ giúp TPHCM khai phóng hết các nguồn lực để phát triển. TPHCM không chỉ là một cực tăng trưởng, “đầu tàu” kinh tế của cả nước, không chỉ là một địa phương của Việt Nam mà còn là địa phương có năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế với các địa phương khác trong khu vực.

Những cơ chế, chính sách mới mà TPHCM đề xuất đến từ sự chủ động của thành phố; từ sự gợi ý, giao nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương cũng như vấn đề TPHCM chưa nhìn ra mà trung ương nhìn ra, đặt hàng, mong muốn thành phố thí điểm.

Mặt khác, để phát triển toàn diện, HoREA đề nghị được phân cấp nhiều nội dung về quản lý đô thị, tài nguyên môi trường thuộc thẩm quyền của Trung ương. Việc phân quyền giúp tăng tính chủ động, đơn giản hoá thủ tục cho doanh nghiệp, cũng như giảm tải gánh tặng cho Trung ương. Cơ chế đặc thù không làm ảnh hưởng điều hành chung của Chính phủ và lợi ích của địa phương khác, mà tăng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị TPHCM.

Cần cơ chế đột phá, vượt trội

Ngày 24/11/2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (gọi tắt là Nghị quyết 54) trong thời hạn 5 năm, với nhiều cơ chế đặc thù cho TP HCM nhằm tạo động lực mới để bứt phá. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện thành phố chưa nhận được kết quả như mong đợi do nhiều vướng mắc, nhiều chính sách đặc thù về quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu như cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nguồn thu từ đấu giá tài sản công chưa thể thực hiện. Ông Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM cho rằng, Nghị quyết 54 hiện hành bao gồm 18 nội dung nhưng trong thực tế, có một số nội dung không thực hiện được, chẳng hạn như việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trên một số hàng hóa, dịch vụ.

Lần này, trên tinh thần Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu phải xây dựng cơ chế, nhất là vấn đề phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực quản lý nhà nước ở TPHCM đủ tính vượt trội, để khai thác được thế mạnh của TPHCM, nhất là vị trí, vai trò đối với vùng Đông Nam bộ và vai trò “đầu tàu” của TPHCM.

Nghị quyết mới với 40 nội dung chính sách, chia thành 4 nhóm cốt lõi: Nhóm thứ nhất là tiếp tục thực hiện một số cơ chế trong Nghị quyết 54 hiện hành. Nhóm thứ hai là những cơ chế đặc thù đã có mà TPHCM đang cùng 8 địa phương khác thực hiện. Nhóm thứ ba là những nội dung, cơ chế, chính sách dự kiến đưa vào sửa đổi các luật (đã có trong dự thảo), TPHCM xin thí điểm trước. Nhóm thứ tư là những vấn đề do TPHCM chủ động đề xuất, do các chuyên gia và cơ quan Trung ương gợi ý giúp cho Thành phố.

Các chính sách đặc thù bao gồm các lĩnh vực quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; các ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền TPHCM và thành phố Thủ Đức.

Về lĩnh vực quản lý đầu tư, dự thảo nghị quyết nêu rõ, sau khi bố trí đủ vốn ngân sách địa phương cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ trong tổng số vốn đầu tư công trung hạn, HĐND TPHCM được phân bổ cho các chương trình, dự án mới trong trường hợp có tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương. Việc này không được làm tăng mức bội chi ngân sách hàng năm và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Dự thảo nghị quyết cũng cho phép HĐND TPHCM quyết định sử dụng ngân sách địa phương thực hiện dự án đầu tư công độc lập, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư theo đồ án thiết kế đô thị riêng, đồ án quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt dọc theo tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên; tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, theo quy định của pháp luật; HĐND TPHCM có quyền quyết định cho phép tách riêng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổng thể.

Tại buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ngày 16/4 vừa qua, TPHCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Tổ Công tác của Chính phủ cùng TPHCM nghiên cứu việc tái cơ cấu nền kinh tế, xác định động lực, cơ chế đột phá để TPHCM phát triển nhằm thực hiện đúng vai trò theo Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị.

TPHCM tạo sức hút mới thu hút đầu tư vào các khu chế xuất - khu công nghiệp

Để phát triển toàn diện, TP Hồ Chí Minh cần cơ chế  đột phá, vượt trội
Ông Trần Việt Hà.

Nhằm khắc phục những hạn chế về công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp... cũng như tạo sức hút mới cho các Khu chế xuất - Khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM, Thành phố đã và đang xây dựng lộ trình chuyển đổi các KCN-KCX hiện hữu theo các mô hình mới hiệu quả hơn. Tạp chí Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Hà, Phó Trưởng Ban quản lý các KCX-KCN (Hepza) xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết về tình hình thu hút đầu tư vào các KCX-KCN TPHCM trong những tháng đầu năm 2023?

Trong quý 1/2023, tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh ở các KCX-KCN TPHCM đạt 90,14 triệu USD, tăng 21,36% so cùng kỳ và đạt 16,39% kế hoạch năm.

Lũy kế đến nay, các KCX – KCN ở TPHCM thu hút 1.699 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,43 tỷ USD, gồm 554 dự án FDI, và 1.145 dự án trong nước. Trong đó, có 1.482 dự án đang hoạt động; 73 dự án đang xây dựng cơ bản; 98 dự án đang trong quá trình thực hiện các thủ tục triển khai theo quy định…

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư theo đúng định hướng, Hepza đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí thu hút đầu tư vào các KCX, KCN; tăng cường giám sát, xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc các KCN đã thành lập nhưng chưa triển khai; đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thành lập các KCN.

Trong quý 2/2023, HepzA sẽ tăng cường hỗ trợ, giám sát hoạt động doanh nghiệp thông qua các Hội nghị đối thoại chuyên đề giữa Ban Quản lý và các doanh nghiệp về hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất.

Theo ghi nhận, thời gian gần đây, ưu thế trong thu hút đầu tư của các KCN-KCX tại TPHCM có chiều hướng suy giảm, ông đánh giá ra sao về điều này thưa ông?

Với 30 năm hình thành và phát triển, các KCX - KCN của TPHCM đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong việc đặt nền móng đầu tiên cho việc thu hút đầu tư FDI, thúc đẩy sự phát triển đô thị ở các khu vực xung quanh và hình thành hành lang pháp lý trong suốt quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, mô hình phát triển KCX-KCN tại TPHCM trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế như chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu, chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao và có tính chất lan tỏa. Mô hình phát triển của các KCN chậm được đổi mới, các KCN chủ yếu phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Việc liên kết, hợp tác trong KCX, KCN, giữa các KCX, KCN với nhau và giữa KCX, KCN với khu vực bên ngoài còn hạn chế; mức độ nội địa hóa còn thấp; thiếu các KCN chuyên ngành, chuyên môn hóa.

Đáng chú ý, tỉ suất thu hút đầu tư trung bình trên 1 ha đất công nghiệp đạt 6,23 triệu USD. Tỉ lệ này tuy có gia tăng qua các thời kỳ nhưng vẫn tương đối thấp so với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Một số KCN được thành lập giai đoạn đầu thiếu các công trình hạ tầng xã hội phục vụ công nhân, chưa đáp ứng được nhu cầu của hơn 71% lao động đến từ các tỉnh. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư…

Do đó, TPHCM đang tính toán xác định lộ trình chuyển đổi các KCN-KCX hiện hữu theo các mô hình mới hiệu quả hơn. Tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp xanh, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; giảm công nghiệp thâm dụng lao động, thâm dụng đất đai, tăng các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ. Đồng thời, tập trung xây dựng mới các KCN theo các mô hình KCN chuyên ngành gắn với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.

Xin ông chia sẻ rõ hơn về định hướng chuyển đổi các KCX-KCN TPHCM trong thời gian tới?

UBND TPHCM đã thông qua đề án "Định hướng phát triển các KCX-KCN TPHCM giai đoạn 2023 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045". Theo đó, trong giai đoạn 2023 - 2024, TPHCM sẽ lập đề án thí điểm chuyển đổi 5 KCX-KCN: Tân Thuận, Tân Bình, Cát Lái, Hiệp Phước và Bình Chiểu. Hiện tại, KCX Tân Thuận đang tự chuyển đổi, thu hút các dự án đầu tư phần mềm, công nghệ cao; KCN Hiệp Phước trong tương lai chuyển sang mô hình sinh thái; KCN Cát Lái là trung tâm logistics; KCN Tân Bình và Bình Chiểu lọt trong khu dân cư, diện tích nhỏ… Ước tính, 5 KCX-KCN này hiện có khoảng 700 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các KCX, KCN sẽ chuyển dịch nhanh những dự án sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên, ít hàm lượng giá trị gia tăng sang sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Riêng những KCN có diện tích nhỏ, bị bao bọc bởi khu dân cư, sau khi kết thúc thời gian hoạt động KCN, cần tính toán chuyển đổi công năng phù hợp theo hướng dịch vụ phục vụ công nghiệp (ưu tiên logistics, thương mại,…).

Hepza sẽ xây dựng tiêu chí công nghệ của doanh nghiệp trong KCX, KCN để doanh nghiệp có kế hoạch nâng cấp trình độ công nghệ hoặc có kế hoạch di dời. Thành phố cũng sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chuyển đổi công nghệ hoặc sớm di dời; xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc chuyển đổi công nghệ của doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Thu Dịu(thực hiện)

推荐内容