【italia vs anh】Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định
Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật.
Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8),Đềxuấtcấmnhàgiáoépbuộcngườihọcnộpcáckhoảntiềnngoàiquyđịitalia vs anh Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm.
Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những việc viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về viên chức. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài không được làm những việc bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Đồng thời, nhà giáo không được làm các việc sau:
- Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức;
- Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, đánh giá người học;
- Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức;
- Ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật;
- Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Dự thảo luật cũng đưa ra những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo, gồm:
- Không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định;
- Công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền hoặc lan truyền, phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo;
- Các việc không được làm khác theo quy định của pháp luật.
Dự thảo cũng đưa ra những nghĩa vụ của nhà giáo như: giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, đạo đức nhà giáo; mẫu mực, nêu gương trong hoạt động nghề nghiệp và xã hội; bảo đảm liêm chính học thuật. Cùng đó, tôn trọng, đối xử công bằng và tham gia bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học,...
Trong Điều 8, dự thảo Luật Nhà giáo cũng nêu quyền của nhà giáo là được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; được đối xử bình đẳng trong hoạt động và phát triển nghề nghiệp.
Bộ GD&ĐT nhận định việc xây dựng Luật Nhà giáo là cần thiết bởi các quy định liên quan giáo viên, quyền và chế độ đãi ngộ với họ tản mát trong nhiều văn bản hoặc chưa được đề cập đầy đủ.
Từ khi công bố dự thảo đầu tiên vào tháng 5 đến nay, cơ quan soạn thảo đã 5 lần điều chỉnh. Một số đề xuất gây tranh cãi đã được bỏ như miễn học phí cho con giáo viên, cấp giấy phép hành nghề cho giáo viên.
(Nguồn: Vietnamnet)Link: https://vietnamnet.vn/de-xuat-cam-nha-giao-ep-buoc-nguoi-hoc-nop-cac-khoan-tien-ngoai-quy-dinh-2340545.html
相关推荐
- Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- Bùi Quỳnh Hoa 'gom skill' của Catriona, H'Hen, Kim Duyên đi thi MU
- 'Bản sao Đặng Thu Thảo' gây thất vọng ở bán kết Hoa hậu Hoàn vũ VN
- Hoa hậu Bảo Ngọc chỉ cách Ngọc Hằng 'nuốt mic' thềm thi quốc tế
- Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- Trưởng BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam nói gì về kết quả của Xuân Hạnh?
- Hoa hậu Bảo Ngọc xuất ngoại, trao sash cho đại diện quốc tế tại MIC?
- Dàn thí sinh 'nghìn máu' của Miss Grand 2023 đến Việt Nam