Lời kêu gọi này được đưa ra trước thềm cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính G20 dự kiến diễn ra tuần sau tại Instanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Tổng Giám đốc IMF nhận định,êugọiGhànhđộngđểthúcđẩykinhtếtoàncầđội hình osasuna gặp real sociedad nếu không nỗ lực hành động, các “đầu tàu” kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục mắc kẹt trong “vũng lầy” tăng trưởng dưới mức trung bình và lượng việc làm thấp.
Theo bà Lagarde, cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính G20 sắp tới nên tập trung vào vấn đề cải cách cơ cấu trong những lĩnh vực như thương mại, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, thị trường lao động, thị trường sản phẩm và cơ sở hạ tầng, nhằm phòng tránh các rủi ro toàn cầu đến từ những chính sách khác nhau của các ngân hàng trung ương - ví dụ, trong khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang trên đà thắt chặt các chính sách tiền tệ thì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) lại đang liên tục “bơm” tiền vào nền kinh tế - sự lên giá của đồng USD, tăng trưởng và lạm phát thấp tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Nhật Bản.
Thật vậy, giá dầu giảm mạnh, cùng với đà tăng trưởng tương đối mạnh mẽ của kinh tế Mỹ, mặc dù có thể là các nhân tố khiến kinh tế thế giới khởi sắc trong ngắn hạn, song việc Fed ngừng các gói hỗ trợ kinh tế sẽ gây ra những “biến động mạnh” trên thị trường tài chính.
Đồng USD tăng giá cũng gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi, nơi các ngân hàng và doanh nghiệp trong năm năm qua tăng cường các khoản vay bằng đồng bạc xanh.
Một rủi ro khác đối với kinh tế toàn cầu là khả năng Eurozone và Nhật Bản tiếp tục trong cảnh tăng trưởng và lạm phát thấp trong thời gian dài.
Tuần trước, IMF đưa ra nhận định việc giá dầu giảm mạnh trên thị trường năng lượng có thể là động lực thúc đẩy nhu cầu trong lĩnh vực tư, qua đó giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng thêm khoảng từ 0,3-0,7 điểm phần trăm trong năm 2015. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng động lực trên có thể bị “lấn át” bởi những nhân tố tiêu cực - như suy giảm đầu tư do triển vọng kinh tế trong trung hạn bị hạ xuống thấp./.