【kết quả bóng đá ucraina】Phát triển kinh tế số: Vẫn còn nhiều rào cản

时间:2025-01-13 14:15:15来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

so

Thời gian qua,áttriểnkinhtếsốVẫncònnhiềuràocảkết quả bóng đá ucraina Việt Nam đã có những chính sách tích cực trong việc triển khai xây dựng hạ tầng và công nghệ, hỗ trợ phát triển KTS. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá vẫn tồn tại nhiều rào cản hạn chế sự phát triển KTS.

Kinh tế số được ưu tiên phát triển

Tại Hội thảo Các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế số Việt Nam do Bộ Công thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức ngày 7/3, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên những thay đổi sâu sắc về công nghệ và số hóa, tác động sâu rộng đến thương mại toàn cầu, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng kỹ thuật số với các công nghệ tiên tiến ngày càng giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới mạng, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch nền kinh tế số trên toàn cầu”, ông Hưng nhấn mạnh.

Kinh tế số là mạng lưới các hoạt động kinh tế và xã hội toàn cầu được xây dựng và diễn ra trên nền tảng các công nghệ thông tin và truyền thông, như internet, mạng di động và mạng cảm biến.

Theo thống kê, trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đã tạo ra hàng nghìn tỷ đô la trong hoạt động kinh tế, giúp tăng trưởng 10% GDP toàn cầu trong một thập kỷ qua. Trong năm 2018, theo ước tính kinh tế số khu vực Đông Nam Á đạt 72 tỷ USD và dự kiến đạt 240 tỷ USD/năm vào năm 2025. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kinh tế số được dự đoán có thể chiếm tới 60% GDP khu vực vào năm 2021. Nền kinh tế số hiện nay ngày càng bao phủ trong tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội.

Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, KTS cho phép các doanh nghiệp trong khu vực hội nhập toàn cầu, phù hợp với xu hướng dài hạn hướng tới tự do hóa thị trường và giảm đi các rào cản thương mại. Để nắm bắt xu hướng tất yếu, cơ hội của nền KTS, gần đây chúng ta đã quan tâm đến việc xây dựng, điều chỉnh chính sách để hỗ trợ KTS phát triển. Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đánh giá, thời gian qua, những quy định về pháp luật trong lĩnh vực kỹ thuật số đã có cơ sở khá đầy đủ.

Ông Hải dẫn chứng, sự hỗ trợ về pháp lý trong phát triển KTS của Việt Nam nằm trong số 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử. Đồng thời, Việt Nam nằm trong số 38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng.

Đồng quan điểm với ông Hải, ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh, chính sách của mỗi quốc gia chính là nhân tố quan trọng nhất để cho KTS phát triển. Do đó, thông qua việc tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho KTS phát triển tại các nước, triển vọng cho phát triển KTS toàn cầu là rất lớn. Đối với Việt Nam, Chính phủ rất chú trọng tới các chính sách thúc đẩy các công nghệ đột phá cũng như nền KTS, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Vẫn còn nhiều rào cản

Có thể thấy, với nền tảng phát triển của KTS, TMĐT có những bước tiến vượt bậc đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi tư duy, thay đổi phương thức sản xuất – kinh doanh và có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn trong khu vực, trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2018 TMĐT tăng trưởng 30% với tổng doanh thu bán lẻ của TMĐT đạt 8 tỷ USD. Dự kiến, đến năm 2020 con số này sẽ đạt từ 13 - 15 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, sự phát triển của KTS, TMĐT tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, rào cản nên rất khó để có thể tăng tốc, bắt nhịp nhanh chóng cùng thế giới. “Nước ta vẫn đang tồn tại nhiều thách thức liên quan đến vấn đề pháp lý, kỹ năng phát triển trong nền KTS, nhiều rào cản về niềm tin, quyền bảo mật của các bên tham gia…”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng thừa nhận.

Bên cạnh đó, hoạt động TMĐT của nước ta chưa có sự phát triển đồng đều và thống nhất. Ông Đặng Hoàng Hải đánh giá, trong thời gian qua, TMĐT tại các thành phố lớn khá phát triển, trong khi đó ở địa phương thì ngược lại, việc hỗ trợ TMĐT tại các địa phương còn kém, nhất là tại các địa phương vùng sâu, vùng xa.

Trước thực trạng đó, bàn về giải pháp, bà Natasha Beschoner - Chuyên gia cao cấp về Chính sách CNTT (Ngân hàng Thế giới) cho rằng, trước hết, Việt Nam cần phải đẩy mạnh mức độ sử dụng kỹ thuật số từ cơ quan chính phủ cho tới doanh nghiệp, người dân.

Còn theo ông Ousmane Dione, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi hơn nữa để phát triển nền KTS. Đồng thời, cần tăng cường sử dụng các kênh thanh toán số để thúc đẩy người dân sử dụng tài khoản, hoàn thiện chính sách thúc đẩy bảo mật dữ liệu, an ninh mạng để bảo vệ người dùng…

Đặc biệt, “các cơ quan chính phủ cần làm gương nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ số bởi không thể đạt đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà có nền hành chính chỉ ở mức 1.0”, ông Ousmane Dione nhấn mạnh.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết thêm, hiện Bộ Công thương đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới xem xét các vấn đề liên quan nhằm đưa ra quyết sách phù hợp cho tạo đà tăng trưởng bền vững cho nền KTS tại Việt Nam.

Tố Uyên

相关内容
推荐内容