36 bức tranh sơn mài thể hiện đề tài văn hóa dân gian như lễ hội,ạchngầmvănhoáẩnhiệnquatranhsơnmàicủaCôngQuốcThắnhan dinh keo goc múa lân, múa rối nước và một số bức trừu tượng về thiên nhiên, phong cảnh làng quê, đời sống...
"Triển lãm lần này tôi tìm thấy sự bất ngờ từ hiệu quả mài giữa các lớp sơn, sự ẩn hiện, ngẫu hứng, tạo ra hiệu ứng thú vị, lôi cuốn, chứ không đơn thuần là kỹ thuật sơn mài truyền thống. Điều này mang lại trải nghiệm mới, bí ẩn, phải nghĩ theo nhiều cách khác nhau để lý giải những hiện tượng trên tranh...", họa sĩ Công Quốc Thắng chia sẻ.
Vượt qua giới hạn chất liệu, Công Quốc Thắng làm chủ màu sắc, bố cục, diễn đạt sâu sắc đời sống tâm hồn người Việt, thể hiện căn tính sáng tạo và thế giới quan riêng.
Đằng sau nét vẽ sinh động, tự do là sự tĩnh tại, sâu lắng, dẫn dắt người xem chìm sâu vào suy nghiệm văn hóa và tâm thức, đồng thời cảm nhận vẻ đẹp mà tác phẩm gợi ra.
Tác phẩm về lễ hội dân gian của anh vừa gợi sự tươi vui, vừa tàng ẩn những vỉa tầng sâu xa của trầm tích văn hóa, không nhằm miêu tả bối cảnh mà toát lên tinh thần cốt lõi của nó.
Những bức tranh phong cảnh của Công Quốc Thắng không đặc tả mà thiên về tính gợi, toát lên không khí tác phẩm. Đối tượng hiện lên đầy cảm xúc và mỹ cảm theo cách nhìn riêng của họa sĩ.
Sơn mài là chất liệu khó, đòi hỏi kỹ thuật cao cùng sự bền bỉ và đam mê, được anh kết nối hài hòa với đề tài, tạo nên dấu ấn riêng trong từng tác phẩm.
Họa sĩ Công Quốc Thắng sinh năm 1986 tại Hà Nội, trong gia đình có truyền thống hội họa, có nhiều triển lãm nhóm uy tín trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, triển lãm cá nhân Xuyên không giantại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM năm 2019 định vị anh là họa sĩ trẻ nội lực và tố chất trong địa hạt sơn mài.