| Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ |
PV: Thưa Phó Thủ tướng,óThủtướngVươngĐìnhHuệTPHồChíMinhcònnhiềudưđịapháttriểty le cuoc bong da tv ông đánh giá thế nào về những cơ chế chính sách đặc thù cho TP.HCM đang được Quốc hội thảo luận?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ:TP.HCM là đô thị thuộc loại đặc biệt, là một đầu tàu động lực của cả nước, hàng năm đóng góp 30% thu ngân sách nhà nước (NSNN), 23% GDP cho cả nước, do đó cần phải có những động lực về thể chế để phát triển. Chúng ta có thể hình dung rằng, "chiếc áo" mặc cho TP đã quá chật, giờ cần có thể chế vượt trội hơn để phù hợp. Thể chế này mặc dù dành cho TP, nhưng cũng không chỉ riêng cho TP mà còn cho chung cả nước. Có những chính sách, cơ chế sau khi thử nghiệm thành công có thể nhân ra theo phạm vi vùng hoặc cho cả nước. Ví dụ về cải cách tiền lương. TP.HCM được áp dụng cơ chế trả lương cao hơn bình quân. Nếu thử nghiệm cho TP.HCM tốt thì có thể đưa thành chính sách chung, tỉnh nào có thể cân đối ngân sách thì có thể trả lương cao hơn. Như vậy, địa phương nào tự túc được sẽ có cơ hội lo cho cán bộ công chức, đồng thời khuyến khích địa phương chưa tự lực được có động lực phấn đấu. Trung Quốc cũng áp dụng cơ chế trả lương theo tỉnh, tỉnh có quyền trên cơ sở khả năng của mình có thể trả cao hơn mức trung ương quyết định, ngoài phần cứng trung ương quy định. Tuy nhiên, chúng ta khác với Trung Quốc, chỉ có 15/63 tỉnh thành tự túc được ngân sách và đóng góp cho trung ương, còn Trung Quốc tỉnh nào cũng tự túc được ngân sách. Vừa qua, Bộ Chính trị đã xác định là cần áp dụng cho TP những thể chế chính sách cao hơn pháp luật hiện hành, hoặc có những vấn đề mà thể chế pháp luật chưa có thì có thể thử nghiệm. Do đó Chính phủ trình Quốc hội thông qua các cơ chế này cho TP.HCM trong bối cảnh sự cần thiết như vậy. Tôi khẳng định lại, cơ chế này không chỉ cho riêng TP, mà còn cho cả nước, theo tinh thần TP vì cả nước, cả nước vì TP.
PV: Có ý kiến đại biểu băn khoăn về một số cơ chế, nguồn lực riêng cho TP như áp dụng thuế tài sản, hay về khoản hơn 18.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ:Về con số cụ thể thì Quốc hội sẽ tính toán theo thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Theo tôi, khoản 18.000 tỷ đồng này đối với cả nước cũng như TP không quan trọng lắm, quan trọng là số đó đã có trong kế hoạch đầu tư công. Tổng số nguồn lực thu được sẽ bù đắp hay trừ khoản này ra thì Quốc hội sẽ tính toán cân nhắc cụ thể, tôi cho rằng đó không phải điều quan trọng nhất.
PV: Vậy thời gian tới, tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP có thay đổi hay không, thưa ông?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ:Tỷ lệ điều tiết cho TP từ nay đến năm 2020 vẫn giữ ở mức 18%, không thay đổi bởi cân đối ngân sách phải có thời kỳ ổn định là 3 năm. Chúng ta bắt đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới là từ 2017 đến 2020. Do đó, chưa cần lo lắng về vấn đề này.
PV: Khi Nghị quyết về cơ chế chính sách cho TP.HCM được thông qua, TP cần bắt tay ngay vào những việc cụ thể gì, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: TP cần bám sát những nội dung Nghị quyết đã nêu về quản lý đô thị, xây dựng, đầu tư, tài chính, ngân sách, sắp xếp tinh gọn bộ máy, biên chế. Đặc biệt là sớm có đề án thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương về tinh giản biên chế, sắp lại các cơ quan trong hệ thống chính trị. Trong đó, chú trọng sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, điều này sẽ tạo ra xung lực rất mới cho TP. Năm ngoái, TP mới chỉ sắp xếp lại các cơ quan bên trong của hệ thống chính trị, một số cơ quan trong hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập mà chi thường xuyên đã tiết kiệm được 3 – 4%, như vậy dư địa phát triển còn rất nhiều. Kinh nghiệm của Hà Nội cũng vậy, năm 2017 Hà Nội cũng mới chỉ sắp xếp bên trong, các phòng ban, các đơn vị của sở, gom lại các đơn vị sự nghiệp, chưa giảm được nhiều biên chế mà đã giảm 4,85% chi thường xuyên của TP, chưa kể đã thu được rất nhiều đất đai, tài sản trên đất, tài sản công từ việc sắp xếp lại này để đầu tư trở lại cho các đơn vị sự nghiệp công lập và các lĩnh vực khác.
PV: Ngoài ra, TP.HCM có thể làm gì nữa để tận dụng tốt dư địa phát triển của mình, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ:Trước hết, TP.HCM cần cố gắng thực hiện tốt các thể chế đang có, như là 3 đột phá chiến lược, các trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế về đầu tư, về DNNN, về tài chính ngân hàng. Gần đây, Trung ương có nói về khu vực sự nghiệp công lập, cơ cấu lại thu chi NSNN, đảm bảo bền vững nợ công. Với 5 lĩnh vực cơ cấu trọng điểm này, TP.HCM còn rất nhiều dư địa để phát triển. Như tôi đã nói nhiều lần, với thế mạnh và truyền thống, nguồn lực của mình, TP trước hết cần thực hiện tốt với các cơ chế chính sách đã có trong khung khổ pháp luật.
Đồng thời, tận dụng được những thể chế chính sách tới đây Quốc hội phê chuẩn sẽ tạo ra cơ hội vàng cho TP phát triển. TP phải có những đề án, chương trình rất cụ thể vì Nghị quyết của Quốc hội chỉ cho khung chung, để đi vào cuộc sống phải xây dựng đề án, chương trình, có thể do Chính phủ, Thủ tướng, hay bản thân TP phê duyệt. Từ đó, huy động tổng lực để tổ chức thực hiện và thường xuyên đánh giá, cập nhật.
PV: Xin cảm ơn Phó Thủ tướng./. Hoàng Yến |