【bòngdanet】Bài 3: Khơi thông cơ chế, chính sách

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:15:02

Chủ động tiếp cận nhà đầu tư,ơithngcơchếbòngdanet công khai, minh bạch các thủ tục hành chính và chung tay tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Đó là cách mà tỉnh Hậu Giang đã và đang áp dụng nhằm khơi thông “điểm nghẽn” để tạo sức hút đầu tư mới.

Tỉnh Hậu Giang đang tích cực thay đổi từ tư duy đến cách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 của Hậu Giang tụt một bậc so với năm 2015. Trong đó, tính năng động gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp giảm mạnh. Những điểm số giảm đòi hỏi lãnh đạo địa phương phải thay đổi tư duy, “cởi trói” các cơ chế, chính sách nếu muốn kêu gọi đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thay đổi tư duy

“Chúng ta từng thành công trong việc mời được Tập đoàn Masan về Hậu Giang khi họ đã sẵn sàng ký kết với tỉnh bạn. Điều này cho thấy tỉnh mình còn nhiều lợi thế để thu hút đầu tư. Vì vậy, chúng tôi mong muốn có được cơ chế đặc thù, đủ hấp dẫn và giao trực tiếp cho đơn vị để chúng tôi có đủ thẩm quyền để làm sao cung cấp được dịch vụ tốt nhất cho nhà đầu tư, đồng thời kịp thời xử lý được các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng, triển khai, đặc biệt là bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước”, ông Nguyễn Ngọc Điện, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, gợi mở.

Tụt dốc PCI năm 2016 đã vô hình trung tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại và đòi hỏi tỉnh phải thay đổi tư duy để thành công trong những năm tiếp theo. Ông Nguyễn Văn Quân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, cho rằng: Mấu chốt trong các chỉ số PCI chính là thái độ cầu thị với doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ chế, chính sách cũng là yếu tố quan trọng để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện cơ chế, chính sách đó như thế nào, thái độ phục vụ doanh nghiệp chuyên nghiệp đến đâu để họ tin, họ đến và gắn bó với địa phương là điều cần phải bàn.

Do đó, thay vì mời gọi một cách dàn trải, hay xúc tiến đầu tư ở nhiều lĩnh vực thì thời gian gần đây, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tạo cơ chế thông thoáng để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư và thu hút đầu tư một cách có chọn lọc. Bởi rút kinh nghiệm từ những năm trước đây, tình trạng nhiều nhà đầu tư không có thực lực đã đăng ký thực hiện dự án nhưng không triển khai được. Mặt khác, để thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh ngày càng phát huy được vai trò đầu mối, cũng như có sự phối hợp nhịp nhàng hơn với các đơn vị liên quan của tỉnh trong việc kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Theo định hướng chương trình xúc tiến đầu tư của Hậu Giang, tới đây tỉnh sẽ tiếp tục tập trung rà soát các dự án mời gọi đầu tư để bổ sung những thông tin chi tiết, đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu thông tin cho nhà đầu tư, như vị trí quy hoạch dự án, các hỗ trợ ưu đãi cụ thể, tính toán hiệu quả đầu tư… “Điểm mới trong công tác xúc tiến đầu tư mà Hậu Giang đang thực hiện là thay vì ngồi một chỗ mời gọi đầu tư đến thì tỉnh sẽ chủ động đi mời nhà đầu tư về địa bàn. Thử nghiệm đầu tiên là chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư dự kiến tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 tới đây”, ông Nguyễn Văn Quân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, thông tin.

Đến cách tiếp cận

“Là nhà đầu tư, chúng tôi sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn cho tỉnh thực hiện giải phóng mặt bằng trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn. Ngược lại, chúng tôi mong muốn tỉnh đáp ứng nhu cầu đó là thực hiện thủ tục hoàn thành nhanh gọn và đúng hẹn. Mặt khác, chúng tôi có thể hỗ trợ địa phương xây dựng hình ảnh, bởi mức độ hài lòng của doanh nghiệp là thước đo để các doanh nghiệp khác có mong muốn về Hậu Giang đầu tư hay không?”, ông Đào Bá Khương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Mekong Logistics, chia sẻ.

Nếu như trước đây, doanh nghiệp mất 12 ngày mới có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, mã số thuế thì hiện nay chỉ còn 1,5 ngày. Thời gian cấp chủ trương đầu tư của tỉnh giảm xuống trung bình còn 10 ngày (quy định 30 ngày); tiến tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất là 7 ngày; giao đất và cho thuê đất là 20 ngày, chuyển mục đích sử dụng đất là 15 ngày… Ngoài ra, tỉnh đã tiến hành rà soát, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm giảm bớt thủ tục giấy tờ, tránh chồng chéo, gây khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Theo ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, các cấp, các ngành và địa phương xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là phải thay đổi từ tư duy đến cách tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tư đến chính sách. Đối với các chỉ số thành phần PCI tụt hạng, từng sở, ngành liên quan phải xây dựng các giải pháp triển khai, kịp thời khắc phục các hạn chế, yếu kém. Nhất là đối với các chỉ số về tiếp cận đất đai, gia nhập thị trường, tính minh bạch, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động…

Cải thiện môi trường đầu tư là một quá trình lâu dài, cần có hệ thống cơ chế, chính sách và chương trình hành động đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời phải kiên trì, quyết liệt thực hiện, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh. Nhưng điều quan trọng nhất chính là yếu tố con người. Vì thế, phải nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong cải tiến lề lối làm việc.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, năm 2017, tỉnh sẽ tiếp tục phấn đấu cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh theo quy định của Chính phủ. Chẳng hạn như triển khai thực hiện các thủ tục khởi sự kinh doanh tối đa 3 ngày làm việc, rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng 20 ngày, nộp thuế và bảo hiểm xã hội không quá 168 giờ/năm (trong đó thuế là 119 giờ và bảo hiểm là 49 giờ), tiếp cận điện năng không quá 35 ngày...

 

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU

顶: 81793踩: 266