Trả lời báo chí bên lề "Hội thảo những nội dung mới và điểm nhấn trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng" sáng 26/9,ếutốhạnhphúclàđiểmnhấntrongdựthảovănkiệnĐạihộkết quả trận đấu nhật bản GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, các điểm mới lần này xuất phát từ bối cảnh, tình hình hiện nay xuất hiện nhiều cái mới mà chúng ta phải vươn lên để tiếp cận.
Ngoài ra, theo ông Phùng Hữu Phú, chúng ta đã tích lũy được kinh nghiệm, bài học sau 35 năm đổi mới; tiếp cận được với xu thế phát triển của thế giới và tư duy hiện đại, kinh nghiệm thành công của các quốc gia.
GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương "Cái mới trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII lần này không phải mới về câu chữ mà mới từ cách tiếp cận, từ tầm bao quát", Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh.
Không phải cứ thu nhập cao là sung sướng
Ông có thể nói rõ hơn những điểm mới của dự thảo văn kiện Đại hội XIII là gì?
Lần này văn kiện không chỉ đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội XII, mà đánh giá 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH 2011 mà còn đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991.
Mục tiêu định hướng tới không chỉ 5 năm, 10 năm mà còn đưa ra tầm định hướng đến năm 2045 gắn với hai cột mốc quan trọng 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 thành lập nước.
Như thế, tầm bao quát rộng hơn nhiều. Đây là một bản văn kiện có nhiều điểm mới về tư tưởng và có cả một hệ quan điểm chỉ đạo mà trước đây không có.
Một điểm mới nữa là trong việc xác định mục tiêu, dự thảo văn kiện vừa kế thừa cách tiếp cận truyền thống, vừa tiếp cận với các chuẩn mực chung của thế giới. Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đều có nhiều điểm mới trong việc xác định đột phá chiến lược.
Việc đưa ra tầm nhìn dài hơi đến 2045 có ý nghĩa như thế nào, thưa Giáo sư?Trong dự thảo văn kiện có nói đến năm 2045 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước, phấn đấu nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Đó là mục tiêu cao nhưng nếu chúng ta thực hiện tốt các đột phá chiến lược và phát huy mạnh mẽ khát vọng của cả dân tộc vì một “Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc” và quán triệt được tinh thần đổi mới sáng tạo, khơi dậy được sức mạnh văn hóa, sức mạnh và giá trị con người Việt Nam, đặc biệt là chúng ta tranh thủ được thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì mục tiêu đó là khả thi.
Như vậy điểm mới của dự thảo văn kiện đến thời điểm này so với dự thảo lần đầu có thay đổi trong việc xác định “khát vọng phát triển đất nước”. Ông có thể nói rõ hơn vì sao lại có sự thay đổi này?
Trong dự thảo lần này có nhấn mạnh đến vấn đề “khát vọng phát triển đất nước”. Khát vọng phát triển đất nước là một yếu tố rất là mới, thực sự là nhân tố thể hiện sức mạnh nội địa, tìm tòi của dân tộc ta. Vấn đề đặt ra là khát vọng phát triển thế nào thì lúc đầu nhiều người nghĩ là “xây dựng một nước Việt Nam hùng cường”. Việc này cũng đúng..
评论专区