您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【giải vô địch new south wales úc】Có lực đỡ nào cho thị trường chứng khoán tuần tới? 正文

【giải vô địch new south wales úc】Có lực đỡ nào cho thị trường chứng khoán tuần tới?

时间:2025-01-09 13:45:19 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Những biến động ngắn hạnNhìn lại nhịp tăng 43,94 điểm ở VN-Index trong 4 phiên cuối tuần trước và mứ giải vô địch new south wales úc

chứng khoán tuầnNhững biến động ngắn hạn

Nhìn lại nhịp tăng 43,ólựcđỡnàochothịtrườngchứngkhoántuầntớgiải vô địch new south wales úc94 điểm ở VN-Index trong 4 phiên cuối tuần trước và mức giảm 14,06 điểm của chỉ số này trong 4 phiên vừa qua sẽ thấy những lý do khiến thị trường biến động mạnh như vậy thực ra chỉ là các yếu tố ngắn hạn. Các yếu tố này có thể đem lại lợi nhuận nhanh và cấp kỳ, nhưng cũng lại có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực chỉ trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân là những biến động từ bên ngoài vốn không thể nào lường trước được, nằm ngoài khả năng dự kiến của phần lớn thị trường.

Điểm mặt những tác động chính từ bên ngoài làm nên đợt tăng 43,95 điểm cuối tháng 8 thì cũng chính những nguyên nhân này làm nên mức giảm 14,06 điểm trong tuần qua.

Thứ nhất là biến động của giá dầu thế giới. Những kỳ vọng về việc các nước xuất khẩu dầu mỏ chính hợp tác để giữ giá dầu đã tạo nên 4 phiên tăng thần kỳ chưa từng có kể từ đầu tháng 2/2015. Chỉ trong 4 ngày đó, giá dầu tăng trên 25%, từ dưới 43,2USD/thùng lên trên 54 USD/thùng (giá dầu Brent giao tháng 10).

Giá dầu sụt giảm mạnh trong tháng 8 cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu dầu khí trên thị trường lao dốc kinh hoàng. GAS giảm khoảng 33% trong tháng 8, PVD giảm 26,9%, PVS giảm 27,5%, PVC giảm 25,1%...

Vì thế khi giá dầu phục hồi ngoạn mục 4 phiên liền, cổ phiếu dầu khí cũng phục hồi theo. Đó là hệ quả bình thường và tất yếu: GAS tăng trở lại 26,3% kể từ đáy, PVD tăng 22,7%, PVS tăng 20%, PVC tăng 22,8%...

Giá dầu phục hồi và cổ phiếu dầu khí phục hồi ngoài một phần tác động tốt lên các chỉ số chứng khoán, phần khác tác động lên tâm lý nói chung vì giá dầu tăng nghĩa là thu ngân sách bớt khó khăn, đồng USD sẽ không mạnh thêm lên.

Tuy nhiên việc giá dầu tăng có thực sự bền vững không thì không ai có thể chắc chắn được. Trong tuần qua, những thông tin mới khẳng định rằng sẽ chẳng có cái bắt tay nâng đỡ giá dầu nào cả. Điều tất yếu xảy ra: giá dầu trồi sụt trở lại và giảm dần. Cổ phiếu dầu khí cũng bị ảnh hưởng theo.

Yếu tố thứ hai cũng rất quan trọng là bối cảnh của thị trường tài chính quốc tế. Thị trường chứng khoán Trung Quốc phục hồi mạnh trong tuần cuối tháng 8, tỷ giá đồng Nhân dân tệ không xấu thêm. Thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ hoàn hồn sau những ngày rơi rất nhanh. Mọi thứ dường như đã bình yên trở lại.

Điều này khiến những lo lắng về rủi ro sụt giảm sâu hơn của các thị trường chính giảm đi, nhất là thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên một lần nữa, những khởi sắc này chỉ là các biến động thiếu chắc chắn. Thị trường chứng khoán Trung Quốc có những ngày nghỉ bình yên do không giao dịch, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ lại bắt đầu sụt giảm trở lại.

Điều này trùng với thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đã có môt nhịp tăng ngắn hạn đủ tốt, hấp dẫn những nhà đầu cơ thành công thực hiện chốt lời. Một logic rất đơn giản là những gì tạo nên nhịp tăng mạnh trước đó đã không còn thì tất yếu hệ quả là giá điều chỉnh.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 4/9

Giá đóng cửa ngày 28/8

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 4/9

Giá đóng cửa ngày 28/8

Mức tăng (%)

PNC

15.3

20

-23.5

TTP

44.4

34

30.59

VLF

2

2.4

-16.67

HLG

5.3

4.2

26.19

VNH

1.2

1.4

-14.29

VSI

14.2

11.7

21.37

SII

32.2

36

-10.56

SVT

10.4

8.6

20.93

HAI

5.8

6.4

-9.37

VID

6.7

5.6

19.64

KSS

1

1.1

-9.09

HAX

11.7

10.2

14.71

CLG

5.6

6.1

-8.2

BT6

6.3

5.5

14.55

PVT

10.3

11.2

-8.04

SSC

50.5

44.8

12.72

PTK

1.2

1.3

-7.69

TNA

41

37

10.81

BIC

23.1

25

-7.6

SMC

6.4

5.8

10.34

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 4/9

Giá đóng cửa ngày 28/8

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 4/9

Giá đóng cửa ngày 28/8

Mức tăng (%)

SDG

16.3

22

-25.91

ADC

36.9

29.9

23.41

CTA

3.2

4

-20

L18

11.2

9.3

20.43

LBE

16

19.4

-17.53

EFI

8.6

7.3

17.81

BLF

7

8.1

-13.58

TC6

11.6

9.9

17.17

NST

9

10.2

-11.76

STP

8.4

7.2

16.67

PVX

3

3.4

-11.76

INC

5.7

5.2

9.62

KHL

1.7

1.9

-10.53

B82

10.4

9.5

9.47

KSK

1.8

2

-10

EBS

8.3

7.6

9.21

KLF

4.5

5

-10

KHB

2.4

2.2

9.09

PV2

1.8

2

-10

NDN

14.3

13.4

6.72

Lực đỡ nào?

Thị trường Việt Nam đã có gần hai tháng điều chỉnh rất mạnh, nhưng những tác động tạo nên sự hoảng loạn nhất lại không xuất phát từ nội tại của thị trường. Giá trị thực sự của cổ phiếu vẫn là điều được cân nhắc, dù tính thời điểm để lựa chọn điểm mua hiệu quả vẫn chưa xuất hiện thực sự.

Bối cảnh thị trường thế giới vẫn đang tiếp tục tác động xấu lên thị trường trong nước, với các mối lo ngại đã cũ: Giá dầu có thể sụt giảm thêm, rủi ro từ thị trường chứng khoán Trung Quốc và thị trường Mỹ, khả năng lãi suất USD tăng. Rất khó để nói rằng những thông tin đó đã được phản ánh hết vào nhịp rơi trên 100 điểm của VN-Index vừa rồi.

Một góc nhìn cơ bản có thể tương đối có ý nghĩa vào lúc này. Theo số liệu của Bloomberg, mức P/E của sàn HSX vào ngày chạm đáy ngắn hạn 24/8 là khoảng 10,24 lần, của HNX là khoảng 9,12 lần. Trong khi đó mức P/E tương ứng của ngày 27/7, tức là tại đỉnh trước khi sụt giảm, HSX khoảng 13,7 lần và HNX là 11,4 lần.

Cho đến phiên thứ Sáu vừa rồi, P/E của HSX khoảng 10,88 lần và của HNX là 9,49 lần. Như vậy nhịp điều chỉnh rất nhanh và sâu trong tháng 8 đã đưa giá trị cơ bản của thị trường đến điểm mà các nguồn lực đầu tư dài hạn chấp nhận được, mức P/E xung quanh 10 lần.

Thực tế kết quả kinh doanh quý 2 vừa rồi cũng cho thấy có một sự tăng trưởng khá tốt về yếu tố cơ bản. Tăng trưởng vĩ mô vẫn ổn định, tăng trưởng tín dụng tốt. Điều gây khó khăn duy nhất là vấn đề tỷ giá và giá dầu, những yếu tố bên ngoài.

Không phải tất cả các doanh nghiệp đều chịu tác động như nhau từ hai yếu tố nói trên. Kết quả kinh doanh quý 3 vài tuần tới sẽ góp phần sáng tỏ hơn sức đề kháng của doanh nghiệp.

Trong ngắn hạn, thị trường đang trông đợi vào hai yếu tố quan trọng, có khả năng gây đột biến tiêu cực hoặc tích cực. Đầu tiên là kỳ họp giữa tháng 9 của FED sẽ quyết định câu chuyện lãi suất. Tăng hay không tăng, mức tăng bao nhiêu là vấn đề lớn mà không ai đoán trước được. Thứ hai là câu chuyện mở room với danh mục ngành nghề có điều kiện dự kiến ban hành trong tháng 9.

Nói tóm lại thị trường không quá bi quan vào thời điểm hiện tại vì những gì xấu nhất đã được thử thách trong nhịp rơi về 513 điểm cuối tháng 8 vừa rồi. Tuy nhiên cũng chưa đủ lý do để kỳ vọng quá mức vào cơ hội tăng trưởng mới. Đó chính là lý do tại sao thị trường ít biến động và thanh khoản sụt giảm mạnh trong tuần qua. Đơn giản là nhà đầu tư hạn chế giao dịch trong một bối cảnh thiếu chắc chắn.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

24.8.2015

3,534.9

460.3

275.7

25.8.2015

2,929.1

251.9

309.4

26.8.2015

2,369.5

134.7

317.2

27.8.2015

2,304.5

233.1

248.5

28.8.2015

3,101.7

266.4

186.9

31.8.2015

2,019.6

167.2

202.6

1.9.2015

1,736.9

137.0

155.0

3.9.2015

1,956.4

164.0

262.0

4.9.2015

1,345.4

125.7

74.2

Trọng Nghĩa