游客发表

【nhận định bóng đá chuyên gia】Nhiều giải pháp giúp phụ nữ phát triển kinh tế

发帖时间:2025-01-25 19:40:34

Cùng với kiện toàn,ềugiảiphpgipphụnữphttriểnkinhtếnhận định bóng đá chuyên gia củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp có nhiều giải pháp giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Dạy nghề là một trong những cách hiệu quả góp phần giúp chị em phụ nữ tăng thêm thu nhập.

Dạy nghề cho phụ nữ

Cùng với việc giáo dục tư tưởng cho cán bộ hội; tuyên truyền, vận động hội viên chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hội LHPN các cấp cũng tăng cường hoạt động hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho hội viên. Hội đã xây dựng được nhiều mô hình tổ phụ nữ liên kết và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, đan đát...; tổ chức mở các lớp dạy nghề cho hàng trăm phụ nữ, giới thiệu việc làm cho hàng ngàn chị tại các công ty, doanh nghiệp. 

Bà Đinh Thị Phụng, ở ấp Mùa Xuân, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Nếu trước đây chỉ biết trông chờ vào tiền làm mùa và đi làm thuê thì nay tôi có nguồn thu ổn định hơn rất nhiều từ nghề may bao tay. Nghề này được địa phương dạy, sau đó tôi không đi làm công ty mà nhận may bao tay gia công cho khách với số lượng lớn. Mỗi ngày, may được khoảng 30-40 đôi bao tay, mỗi đôi 3.500 đồng, thu nhập của tôi cũng được gần hơn 150.000 đồng/ngày. Công việc không nặng nhọc, không xa nhà. Nhờ vậy cuộc sống gia đình đã ổn định hơn trước”.

Bà Lê Thị Ngọc Ba, ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Tùy tháng có thời gian ít hay nhiều mà thu nhập từ nghề đan đát lục bình dao động. Thường thì mỗi tháng tôi thu nhập khoảng 3 triệu đồng, vô vụ mùa thì tranh thủ ban đêm cũng thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng. Tuy số tiền không nhiều lắm nhưng đủ trang trải sinh hoạt trong gia đình, tận dụng được thời gian nhàn rỗi”. 

Trong 5 năm qua, hội LHPN các cấp đã tổ chức dạy nghề cho hơn 13.340 phụ nữ, giúp đỡ hơn 7.785 phụ nữ thoát nghèo. Kết quả này đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo của tỉnh nhà. Theo bà Thái Thu Xương, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, đạt được kết quả ấy ngoài sự nỗ lực của mỗi gia đình hội viên còn có sự hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ về vốn, phương thức làm ăn, dạy nghề, giới thiệu việc làm... Các chủ trương, chính sách về phụ nữ khi được ban hành đều đưa về cơ sở thực hiện. Khi được triển khai tích cực, có sự hướng dẫn tận tình của các cấp hội; chị em, nội bộ đoàn kết, sáng tạo, tiên phong, nêu gương trong thực hiện đã tạo động lực cho hội viên, từng cơ sở hội hăng hái thi đua thực hiện đạt nhiều hiệu quả tích cực, trong đó, có phong trào xóa đói giảm nghèo.

Hỗ trợ vốn chuyển đổi mô hình sản xuất

Ngoài tạo điều kiện để hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, hội LHPN các cấp còn phát triển các tổ, nhóm hùn vốn giúp đỡ nhau. Thông qua các tổ, nhóm tiết kiệm cán bộ hội LHPN quản lý chặt chẽ nguồn vốn, đa số hộ vay sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của phụ nữ và nhu cầu của phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, hội LHPN các cấp tiến hành phân loại hộ nghèo theo từng nguyên nhân để có giải pháp tác động, hỗ trợ phù hợp, thiết thực với từng nhóm đối tượng. Chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn các loại hình phát triển kinh tế gia đình phù hợp với thế mạnh của từng địa phương. Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” tạo nên nguồn nội lực to lớn để giúp đỡ các gia đình hội viên phụ nữ khó khăn, gia đình chính sách vốn vay phát triển kinh tế. Chú trọng việc tuyên truyền, vận động phụ nữ phát huy nội lực, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về vốn, ngày công, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm để phát triển kinh tế gia đình; không để đất trống, tận dụng bờ ao, bờ vườn trồng rau cải thiện đời sống; chăn nuôi, trồng trọt... Xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả như: mô hình trồng rau sạch ở xã Vị Tân (thành phố Vị Thanh); mô hình đan đát ở xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy); mô hình trồng chanh không hạt ở xã Thạnh Hòa (huyện Phụng Hiệp); mô hình nuôi heo ở xã thị trấn Bảy Ngàn (huyện Châu Thành A)…

Bà Phạm Thị Đặng, ở ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, rất phấn khởi vì có thu nhập 40 triệu đồng/năm từ mô hình mãng cầu gai. Bà Đặng từng là hộ nghèo của xã do không có đất sản xuất. Nhờ nhiều lần được vay tiền từ Tổ phụ nữ tiết kiệm (3-5 triệu đồng/lần vay) đã giúp gia đình có thêm vốn để chuyển đổi mô hình kinh tế phù hợp, hiện kinh tế gia đình bà Đặng phát triển và được công nhận thoát nghèo. Bà Đặng chia sẻ: “Cũng nhờ được chị em quan tâm cho vay vốn, hỗ trợ kiến thức về trồng trọt nên mới đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn. Nếu vẫn trồng lúa, trồng mía thì chắc không được như bây giờ”.

Có thể thấy các biện pháp mà hội LHPN các cấp trong thời gian qua giúp đỡ những hội viên nghèo vẫn trên tinh thần cho “cần câu” chứ không cho “con cá”. Nhờ đó, nhiều hội viên có ý thức nỗ lực lao động, nâng cao thu nhập, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương. Với nhiều cách làm sáng tạo, hội LHPN các cấp đã trở thành chỗ dựa vững chắc của chị em trong phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tương thân tương ái trong các tầng lớp phụ nữ. Từ các phong trào, chương trình hỗ trợ đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, giúp chị em phấn khởi, tự tin vươn lên trong cuộc sống, từng bước nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT

    热门排行

    友情链接