So với tháng 7/2021,ấtkhẩunônglâmthủysảnthánggiảti le.bong da chỉ có 3 nhóm sản phẩm xuất khẩu (XK) tăng là sắn và sản phẩm từ sắn (+26,6%), sản phẩm từ ngũ cốc (+1,1%), sữa và sản phẩm sữa (+0,8%) còn lại đều giảm mạnh về giá trị XK.
Giảm mạnh nhất là sản phẩm gỗ (-50,2%), cá tra và tôm (-29,7%), rau củ (-25,8%), phân bón (-23,6%), hồ tiêu (-21,5%),… Nguyên nhân chính do dịch Covid-19 đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất, chế biến của nhiều doanh nghiệp (DN), nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, nhiều DN, nhà máy chỉ hoạt động ở 30 - 40% công suất, thậm chí phải đóng cửa do có F0.
Tuy nhiên, tính chung 8 tháng, kim ngạch XK nông lâm thủy sản ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK nhóm nông sản chính ước đạt trên 13,9 tỷ USD, tăng 13,6%; lâm sản chính đạt khoảng 11,2 tỷ USD, tăng 42,7%; thủy sản đạt trên 5,6 tỷ USD, tăng 7,1%; chăn nuôi ước đạt 296 triệu USD, tăng 15,9%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 31,1%.
Dù tháng 8, giá trị XK của hầu hết các mặt hàng đều giảm, nhưng do những tháng đầu năm tăng mạnh nên tính chung 8 tháng, nhiều sản phẩm/ nhóm sản phẩm có giá trị XK tăng gồm: cà phê, cao su, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm; sản phẩm gỗ...
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 9,3 tỷ USD (chiếm 29,1% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc gần 6,1 tỷ USD (chiếm 18,9% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt trên 2,2 tỷ USD, chiếm 6,8% thị phần.../.
Khánh Linh