当前位置:首页 > Cúp C2

【keonhacai.】Lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương

lap uy ban canh tranh quoc gia thuoc bo cong thuong

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia để bảo đảm tính độc lập trong việc thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh. Ảnh: Quochoi.vn.

Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh

Điểm đáng chú ý trong Luật Cạnh tranh (sửa đổi) vừa được thông qua là Quốc hội đồng ý thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương,ậpỦybanCạnhtranhquốcgiathuộcBộCôngThươkeonhacai. gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên; Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định liên quan đến vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.

Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Báo cáo giải trình nội dung trên trước khi đại biểu Quốc hội thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Có ý kiến đề nghị sửa lại quy định tại khoản 3 Điều 50 dự thảo Luật đối với thành viên Ủy ban Cạnh tranh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, tương tự như quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, xem xét có thể kéo dài nhiệm kỳ bổ nhiệm của các chức danh này lên 7 năm.

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương do Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.

“Việc quy định thành viên Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trong đó bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là để bảo đảm tính độc lập trong việc thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh. Quy định về bổ nhiệm và nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là 5 năm, phù hợp với Quy chế bổ nhiệm cán bộ, công chức của Chính phủ. Vì vậy, xin Quốc hội cho giữ nguyên như dự thảo Luật đã trình Quốc hội”- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo.

Vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể bị xử lý hình sự

Điều 110 của Luật quy định nguyên tắc xử lý vi phạm, các hình thức xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung: Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Cơ cấu lại DN lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của DN hình thành sau tập trung kinh tế;

Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong các hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; Cải chính công khai; Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.

Luật cũng quy định việc phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh (điều 111). Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của DN có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 5% tổng doanh thu của DN vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2 tỷ đồng.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh (sửa đổi) là 200 triệu đồng...

分享到: