欢迎来到Empire777

Empire777

【soi kèo liverpool hôm nay】Những biến động về tiền tệ lớn nhất thế giới 2 thập kỷ qua

时间:2025-01-26 00:33:09 出处:Cúp C2阅读(143)

francswiss

1. Khủng hoảng Tequila (Mexico-12/1994)

1. Khủng hoảng Tequila (Mexico-12/1994)

Việc Mỹ nâng lãi suất đã khiến đồng peso Mexico mất giá nhanh chóng và châm ngòi cho dòng thoái vốn tại khắp khu vực Mỹ Latin. Chỉ trong vòng 3 tháng,ữngbiếnđộngvềtiềntệlớnnhấtthếgiớithậpkỷsoi kèo liverpool hôm nay đồng nội tệ Mexico giảm 53% so với USD, kéo theo đó là cuộc suy thoái kinh tế được đánh giá coi là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất thế giới kể từ những năm 1930. Nó không chỉ làm cho kinh tế Mexico chao đảo, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế các nước Mỹ Latin khác.

2. Khủng hoảng bath (Thái Lan-7/1997)

2. Khủng hoảng bath (Thái Lan-7/1997)

Baht Thái đã “bốc hơi” gần một nửa chỉ trong 6 tháng cuối năm 1997 sau khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan quyết định phá giá đồng nội tệ trong nỗ lực nhằm vực dậy nền kinh tế vốn đang rất suy yếu. Theo giới phân tích, đây cũng được coi là một trong những thay đổi lớn nhất trong chính sách tiền tệ tại Châu Á. Trước đó, Thái Lan cũng từng áp dụng chính sách tương tự vào năm 1984.

3. Khủng hoảng yen (Nhật Bản- 10/1998)

3. Khủng hoảng yen (Nhật Bản- 10/1998)

Trong suốt cuộc cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đồng yen của Nhật có thời điểm tăng 7,2% trong một phiên giao dịch và tăng tổng cộng 16% trong cả tuần đó. Theo Bloomberg, đồng yên tăng giá là do các quỹ đầu tư đua nhau thanh toán các khoản vay bằng yen, để dồn tiền vào các loại tiền tệ sinh lãi cao hơn như đồng bath Thái hay ruble của Nga.

4. Khủng hoảng lira (Thổ Nhĩ Kỳ- 2001)

4. Khủng hoảng lira (Thổ Nhĩ Kỳ- 2001)

Khủng hoảng chính trị leo thang mà tâm điểm là cuộc xung đột giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Necdet Sezer và Thủ tướng Bulent Ecevit đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn khỏi quốc gia này, với hệ lụy là nợ công của Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh và hơn 20 ngân hàng bị phá sản. Đồng lira đã trượt giá với tốc độ kỷ lục trong năm 2001 ở mức 54% và lạm phát cũng vọt lên tới mức 69% tính đến tháng 12/2001.

5. Khủng hoảng peso (Argentina- 6/2002)

5. Khủng hoảng peso (Argentina- 6/2002)

Argentina bắt đầu vấp phải những khó khăn để hoàn trả các khoản nợ quốc tế vào năm 1999 khi ngân hàng trung ương nước này áp dụng trần tỷ giá 1-1 với USD, khiến doanh thu xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều tệ nhất.

Cùng thời điểm đó, Brazil - đối tác thương mại lớn nhất của Argentina cũng phá giá đồng nội tệ. Bức tranh kinh tế ảm đạm đã buộc Tổng thống tạm quyền Adolfo Rodriguez Saa phải công bố vỡ nợ 95 tỷ USD vào tháng 12/2001, đẩy cả quốc gia rơi vào khủng hoảng tài chính. Chỉ vài tuần sau tuyên bố này, ngân hàng trung ương Argentina quyết định loại bỏ trần tỷ giá, kéo theo đó là đồng peso giảm 74% tính đến tháng 6/2002.

6. Khủng hoảng ruble (Nga-12/2014)

6. Khủng hoảng ruble (Nga-12/2014)

Đồng ruble đã giảm 34% chỉ trong 3 tuần tính đến giữa 12/2014 do tác động của việc dầu mất giá và một loạt các đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã kéo quốc gia này vào vòng suy thoái. Ngân hàng Trưng ương Nga sau đó đã phải chi 95 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối và 5 lần tăng lãi suất để vực dậy đồng ruble.

7. Bỏ trần tỷ giá đồng franc và euro (Thụy Sỹ - 1/2015)

7. Bỏ trần tỷ giá đồng franc và euro (Thụy Sỹ - 1/2015)

Ngày 15/1/2015, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SBN) tuyên bố bỏ mức trần tỷ giá vốn được áp dụng từ 3 năm nay. Động thái “gây sốc” này của SBN đã khiến franc tăng giá kỷ lục 28% so với đồng EUR và tăng 20% so với đồng USD trong phiên giao dịch cùng ngày. Đây là phiên tăng giá mạnh nhất trong lịch sử tiền tệ thế giới kể từ năm 1971./.

Thu Trà (theo Bloomberg)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: