Quy định rõ về đối tượng,ảicáchviệcxửlýviphạmchínhsáchthuếlịch bóng đá hn hành vi VPHC về thuế
Theo Tổng cục Thuế, mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế phải được phát hiện ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh. Việc xử lý phải tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Dự thảo quy định rõ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm: NNT có hành vi vi phạm hành chính về thuế; ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác có hành vi vi phạm hành chính về thuế; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Các hành vi vi phạm hành chính về thuế, bao gồm: Hành vi vi phạm hành chính về thuế của NNT như vi phạm quy định về thủ tục thuế, chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế...
Dự thảo cũng nêu rõ các hành vi vi phạm hành chính về thuế của ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác và tổ chức, cá nhân có liên quan như: Thông đồng, bao che NNT trốn thuế, gian lận thuế; không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của NNT; tài khoản của đối tượng nợ thuế tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác theo quy định.
Một trong những cải cách của ngành Thuế chính là việc bỏ quy định về đối tượng xử phạt đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Một hành vi vi phạm hành chính về thuế chỉ bị xử phạt một lần, cụ thể: Một hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức xử phạt với tình tiết tăng nặng. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế có dấu hiệu tội phạm đã được chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tăng nặng hình thức xử phạt
Tổng cục Thuế đã đề xuất các vi phạm hành chính thuế có tình tiết tăng nặng như: Vi phạm hành chính về thuế có tổ chức; vi phạm hành chính về thuế nhiều lần; đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế nhưng chưa bị xử phạt; tái phạm trong lĩnh vực thuế; xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế; lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính về thuế; vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế...
Các tình tiết được xem xét giảm nhẹ hình phạt tiền và khắc phục hậu quả như: Người vi phạm hành chính về thuế đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, đã tự kê khai điều chỉnh những sai sót về hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế; đã nộp vào NSNN số thuế kê khai thiếu, số thuế đã hoàn, số thuế miễn, giảm không đúng so với thực tế phát sinh. Người vi phạm hành chính về thuế đã tự nguyện khai báo, thành thật nhận sai sót và kê khai, điều chỉnh các lỗi sai sót. Vi phạm hành chính về thuế do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần. Người vi phạm hành chính về thuế là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Các vi phạm hành chính về thuế do chưa nắm được chính sách pháp luật về thuế...
Ngoài ra, đối với mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân cũng được công khai, minh bạch. Đối với trường hợp chậm nộp tiền phạt thì mức tiền phạt sẽ được tính theo mức 0,05%/ngày tính trên tổng số phạt chưa nộp.
Ngoài biện pháp phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào NSNN; buộc tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán in, phát hành trái quy định của pháp luật, trừ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán là tang vật phải lưu trữ làm chứng cứ xử lý vụ việc vi phạm.
Thu Hằng
顶: 8158踩: 4978
【lịch bóng đá hn】Cải cách việc xử lý vi phạm chính sách thuế
人参与 | 时间:2025-01-10 10:13:27
相关文章
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Giá heo hơi hôm nay ngày 29/4/2024: Tăng/giảm trái chiều
- Tìm giải pháp tăng hiệu quả Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Đổi thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia đủ 5 năm liên tục
- Ngập cao tốc Phan Thiết
- Trải nghiệm “Mùa hè xanh
- Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 Phong Điền: Phẫu thuật thành công u mí mắt kích thước lớn
- Chú trọng thanh, kiểm tra việc duy trì đường dây nóng
- Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- Thầm lặng nghề pháp y
评论专区