Trên thị trường chứng khoán phái sinh,ứngkhoánpháisinhÁplựcbánnhấncáchợpđồngtươnglaigiảmsâdu doan.bong da các hợp đồng tương lai giảm điểm rất mạnh do áp lực lớn từ bên mở vị thế Bán. Theo đó, cả 4 hợp đồng tương lai đóng cửa giảm từ -23,7 đến -33,2 điểm. Thị trường cơ sở cũng chịu áp lực tương tự, khiến chỉ số VN30 cũng giảm mạnh, -32,47 điểm.
Đối với hợp đồng tháng hiện tại VN30F2207 đã chứng kiến bên Short tiếp tục chiếm ưu thế trong phiên giao dịch đầu tuần. Hợp đồng tháng 7 hình thành nến đỏ thân dài trên đồ thị ngày, đóng cửa giảm -33,2 điểm, đạt 1.212 điểm. Hiện khoảng cách chênh lệch với chỉ số cơ sở đang là âm 13,56 điểm. Các hợp đồng còn lại cùng chung biên độ giảm mạnh, và đều ghi nhận basis âm, từ -13,5 đến -5,9 điểm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh giảm vừa so với mức đỉnh cao của phiên cuối tuần trước, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức rất cao. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 406.310 hợp đồng, giảm 10,97% so với phiên trước.
Biểu đồ kỹ thuật hợp đồng VN30F2207. |
Theo các chuyên gia của SSI Research, với trạng thái hiện tại bên Short nhiều khả năng vẫn chiếm ưu thế vào đầu phiên tới. Nhà giao dịch có thể cân nhắc mở vị thế Short nếu VN30F2207 cắt xuống dưới vùng 1.204 – 1.200 điểm, vùng mục tiêu 1.190 – 1.180 điểm. Ở chiều ngược lại, bên Long có thể cân nhắc tại các nhịp hồi phục trong phiên, mở vị thế nếu như VN30F2207 hồi phục trở lại từ vùng 1.200 điểm, vùng mục tiêu 1.210 – 1.215 điểm.
Trên thị trường cơ sở, với 27 mã mất điểm, chỉ số VN30 cũng giảm mạnh 2,58% về ngưỡng 1.225,56 điểm. Thanh khoản tính riêng rổ VN30 duy trì trên mức bình quân 20 phiên, đạt 168,7 triệu đơn vị. Theo quán tính, nhiều khả năng chỉ số VN30 sẽ tiếp tục lùi về vùng hỗ trợ 1.200 điểm trong các phiên tới trước khi tìm điểm cân bằng và hồi phục./.