Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại bất chấp lạm phát đang ở đỉnh lịch sử. Nhiều người tin thị trường đã tìm thấy đáy và chớp cơ hội hiếm có được tạo ra từ sự hoảng loạn trong thời gian qua.
Trong phiên giao dịch 19/7 (đóng cửa rạng sáng 20/7 giờ Việt Nam),ựhoảngloạnvàcơhộikhótinnghìntỷUSDnướcMỹbậtdậkoenhacai chỉ số công nghiệp Dow Jones Mỹ tăng hơn 750 điểm (hơn 2,4%), trong khi chỉ số tầm rộng S&P 500 tăng gần 2,8%. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng hơn 3,1%.
Một tín hiệu tích cực là cả 3 chỉ số chứng khoán của Mỹ đều đóng cửa ở mức cao hơn mức trung bình động 50 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 4/2022. Chỉ số S&P 500 đã tăng gần 7,4% so với đáy ghi nhận hôm 16/6.
Sau đợt giảm sâu hơn 20% và rơi vào xu hướng giá xuống, giới đầu tư hiện đánh cược vào khả năng chứng khoán Mỹ đã chạm đáy sau khi nhiều doanh nghiệp Mỹ công bố kết quả kinh doanh tốt, vượt qua các áp lực kinh tế.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc còn do đồng USD suy yếu trở lại. Với nhóm công nghệ, một đồng bạc xanh yếu đi là tin tích cực.
Chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt - từ mức cao nhất trong 20 năm qua, trên ngưỡng 108,5 điểm, rớt dần xuống dưới 106,5 điểm.
Mặc dù khởi sắc, nhiều chuyên gia cảnh báo về những cú sốc và nhiều yếu tố bất định còn ở phía trước, trong đó có giá dầu khí và cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng như tình trạng kinh tế tại châu Âu.
Lực cầu bắt đáy lớn nhưng sự thận trọng không hề nhỏ. Dữ liệu xây dựng nhà ở mới tại Mỹ thấp hơn dự báo cũng là một tín hiệu cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới có thể còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn khi mà lạm phát tới cuối quý II được WB ước tính lên tới 7,8%. Lạm phát Mỹ trong tháng 6 lên tới 9,1% so với cùng kỳ, cao nhất 41 năm. Khối eurozone ghi nhận lạm phát 8,6%.
Giá cả hàng hóa leo thang là chi phí đẩy khiến lạm phat tăng cao. Sức cầu hậu Covid cũng khiến một số nước chứng kiến giá cả cộng hưởng tăng thêm.
Mạnh Hà