Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý,ườichơiđiệntửtrênmạngphảicungcấpthôngtincánhâkèo anh hôm nay cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
Theo đó, trò chơi điện tử được phân loại theo các độ tuổi như sau: Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+); Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+); Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+).
DN cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có trách nhiệm tự phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi theo quy định; thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi trong hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi điện tử G1 (game có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp), trong hồ sơ thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3 và G4 (G2 là game chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ, G3 là game có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không tương tác với máy chủ, G4 là game được tải về qua mạng và người chơi không có sự tương tác với nhau lẫn với máy chủ). Việc phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi là một trong các nội dung được thẩm định của trò chơi điện tử G1.
Cung cấp thông tin cá nhân người chơi
Khi tạo tài khoản sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử G1, người chơi phải cung cấp những thông tin cá nhân sau: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ đăng ký thường trú; số Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp người chơi dưới 14 tuổi và chưa có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó.
Không mua, bán vật phẩm ảo, điểm thưởng giữa những người chơi
Thông tư cũng quy định, DN cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.
Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà DN đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.
Quản lý thời gian của người chơi
Để được cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, ngoài các điều kiện về tổ chức, nhân sự, DN còn phải đáp ứng điều kiện về kỹ thuật như: Hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho tất cả các trò chơi của DN bảo đảm có khả năng lưu trữ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi; hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử của DN phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các DN cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam.
Bên cạnh đó, còn phải đáp ứng được yêu cầu quản lý thời gian chơi của người chơi từ 0h-24h hằng ngày và bảo đảm tổng thời gian sử dụng tất cả các trò chơi điện tử G1 của 1 DN với mỗi người chơi dưới 18 tuổi không quá 180 phút trong 24 giờ mỗi ngày; phải hiển thị được kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi đối với tất cả các trò chơi do DN cung cấp khi giới thiệu, quảng cáo, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; đồng thời có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/2/2015./.
Theo chinhphu.vn