当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【soi kèo nữ bayern munich】"Sống cùng, thở cùng” nhịp đập doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu

Tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu,ốngcùngthởcùngnhịpđậpdoanhnghiệptrongxuấtnhậpkhẩsoi kèo nữ bayern munich doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kết hợp cùng "ông lớn" Doanh nghiệp dệt may đầu tư máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu lưu ý quy trình mới nhập khẩu hàng hóa vào EU
Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh mong muốn sẽ có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả hơn. Ảnh: HD
Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh mong muốn sẽ có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả hơn. Ảnh: HD

Tại buổi gặp gỡ giữa các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với các hiệp hội và doanh nghiệp được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức vào chiều 14/3, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được đẩy mạnh gắn kết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tại thị trường quốc tế.

Bà Lê Thị Hoàng Oanh, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội nêu rõ, các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động xuất khẩu với đối tác nước ngoài còn gặp nhiều rủi ro. Vì thế, bà Oanh bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp với bên thương vụ trong vấn đề là xác minh đối tác. Trong trường hợp xảy ra những tranh chấp, các thương vụ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp có những thông tin chính thức, kịp thời để doanh nghiệp lên phương án tháo gỡ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng mong muốn nhận được những thông tin thị trường, thông tin về cơ hội kinh doanh và đầu tư để đưa nhiều sản phẩm trong nước đến với người tiêu dùng quốc tế; đẩy mạnh kết nối, giới thiệu giúp doanh nghiệp Việt tham gia vào sản xuất, chế tạo, cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ…

Đặc biệt, các doanh nghiệp mong muốn có những cảnh báo sớm liên quan đến các vụ việc phòng vệ thương mại.

Bởi theo số liệu của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), số lượng các vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang tăng nhanh. Tính đến hết tháng 11/2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 239 vụ việc điều tra. Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho biết, giai đoạn gần đây, số lượng các mặt hàng, lĩnh vực của ngành hàng bị kiện phòng vệ thương mại đã mở rộng hơn, lên tới gần 40 mặt hàng, có cả những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ...

Từ mong muốn của doanh nghiệp, ý kiến của các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cho biết, hoạt động của hỗ trợ, hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp cũng như các bộ, ngành đã trở thành một công việc rất thường xuyên và đây cũng là hoạt động rất được coi trọng, nhờ đó nắm bắt được nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Theo bà Lê Đức Hạnh, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông (Trung Quốc), hiện tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp và khó lường nên ngoại giao kinh tế là một bộ phận rất quan trọng. Bên cạnh sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng của Việt Nam ở nước ngoài, các doanh nghiệp cần chú ý để đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Trong đó, vấn đề chuyển đổi xanh cũng là một dòng chảy lớn, nên các doanh nghiệp cần thích ứng để bắt được xu thế này.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin thị trường thông qua kết nối với VCCI cũng như các cơ quan đại diện, hệ thống thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài, trên cơ sở đó nắm bắt và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, nhất là những thị trường còn nhiều tiềm năng như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ...

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh cho biết, sự hợp tác với đại sứ quán, các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các thương vụ thời gian tới sẽ có nhiều hoạt động đó hiệu quả hơn nữa, để “sống cùng, thở cùng” nhịp đập với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

分享到: