Bất an vì thông tin cá nhân bị sử dụng trên mạng
Tại phiên thảo luận,Đạibiểuđềnghịsiếtchặtbảovệthôngtincánhântrênmạbảng xếp hạng nhất bóng đá anh ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) chia sẻ, dù không sử dụng mạng nhiều, nhưng mỗi lần truy cập ông đều có có cảm giác bị người khác kiểm soát, sử dụng thông tin của mình nên tâm lý rất bất an.
ĐB Hùng cho biết, dự luật đã có chương về bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, nhưng lại thiếu quy định yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải công khai, minh bạch các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng, nên nhiều khi gây hậu quả về mặt tài chính rất nặng nề.
Do đó, ĐB Hùng đề nghị nên bố trí ngân sách cho việc đảm bảo ATTT, “phòng là chính vì phòng thì ít tiền nhưng chữa thì vô cùng tốn kém. Cùng với đó là các thủ tục hành chính cần chặt chẽ hơn nhất là việc cấp giấy phép”, ĐB Hùng nhấn mạnh.
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cũng đưa ra phân tích, dự luật có quy định, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin của mình. Quy định này không sai, nhưng so với thực tế là chưa thuyết phục.
Bên cạnh đó, các phần mềm ứng dụng miễn phí ngày càng tăng lên, kéo theo đó là có các phần mềm gián điệp, mã độc...
Do đó, việc đòi hỏi người dùng phải thông minh, bảo vệ mình khi sử dụng dịch vụ là "đánh đố". Theo ĐB, dự luật cần xem lại quy định này và nên có chương riêng về bảo an, bảo mật, chế định với người dùng để hướng đến sự an toàn thông tin một cách tối ưu.
Chưa bao quát hết
Còn theo ĐB Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang), mỗi ngày người dùng điện thoại nhận hàng chục, hàng trăm tin nhắn rác quảng cáo sim điện thoại, bất động sản... gây nhiều bức xúc cho người dùng, nhưng chưa có giải pháp để giải quyết.
Dự thảo luật đã đề cập đến vấn đề này nhưng chưa bao quát hết. Cụ thể, chưa nêu ra được trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ khi họ mới chỉ thu tiền mà chưa bảo vệ được quyền lợi của người dùng.
Cũng cho rằng dự luật chưa bao quát hết phạm vi thông tin riêng, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) nêu ví dụ về việc nữ sinh 15 tuổi gần đây tự tử sau khi bị bạn trai đưa clip quan hệ giữa hai người lên mạng.
Ám ảnh câu nói của người nhà nữ sinh là "xin cộng đồng mạng tha cho cháu", ĐB Nguyễn Thanh Hải đặt câu hỏi về việc có giải pháp nào ứng cứu khi phát hiện ra vấn đề? Cơ quan quản lý nào có trách nhiệm ngăn chặn việc phát tán?
Từ đó, ĐB Hải đề xuất cần có quy định về việc bảo vệ thông tin riêng cá nhân trên mạng để từ đó có giải pháp hạn chế tình trạng nêu trên.
Các ĐB Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), Mai Thị Thúy (Tuyên Quang), Chu Đức Quang (Lạng Sơn), cho rằng, dự luật cần bổ sung quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc thu thập thông tin người khác và phát tán khi không được phép.
Bởi lẽ đây là thực tế đang diễn ra phức tạp nhưng khó quy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân liên quan. Bên cạnh đó, cần quy định rõ hơn các hành vi bị cấm để có chế tài xử lý một cách nghiêm minh và khả thi.
Còn theo ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội), dự luật chưa quy định rõ cách nào để bảo vệ thông tin cá nhân. Nếu chỉ xét ở thông tin trên mạng thì có hai loại là chủ động và bị động đưa thông tin lên mạng. Khi xác định như vậy thì cần có quy định người khai thác sử dụng và quy rõ trách nhiệm thông tin khi tiếp nhận, từ đó thống kê các hành vi để có chế tài xử lý….
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, mặc dù đây là phiên thảo luận đầu tiên của Dự luật nhưng đã có 19 ĐB tham gia góp ý, các ý kiến tham gia đều phong phú, cụ thể, nhiều nội dung mang tính kỹ thuật rất sâu.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao sự nghiêm túc của Ban soạn thảo khi đã lắng nghe các ý kiến của ĐB Quốc hội, cũng như kịp thời chuẩn bị báo cáo tiếp thu ngay sau khi Quốc hội thảo luận Dự luật này tại tổ. Tuy nhiên Dự luật vẫn còn khiếm khuyết nhất định cần được rà soát, bổ sung, điều chỉnh, làm rõ các quy định tại các Chương, Điều, Khoản cụ thể, bảo đảm sự kết nối thống nhất giữa Dự luật này với các Luật chuyên ngành khác đã ban hành và sẽ ban hành sắp tới….
Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, các ý kiến tham gia của các ĐBQH sẽ được tổng hợp, ghi âm, ghi chép đầy đủ để phục vụ cho việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật để báo cáo lại Quốc hội tại kỳ họp tới./.
Hạnh Thảo