【keo bóng 888】Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265% Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới Năm 2025,àngiảipháppháttriểnhợpđồngđiệntửantoàkeo bóng 888 xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững |
Quang cảnh diễn đàn. |
Ngày 15/10/2024, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.
Sự kiện đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ứng dụng hợp đồng điện tử và tạo không gian trao đổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong giai đoạn 2024–2025.
Theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh, thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực chủ chốt trong nền kinh tế số với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 25% trong năm 2023 và dự kiến sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025.
Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, giao kết hợp đồng trên môi trường điện tử là một trong những vấn đề mấu chốt của quy định pháp luật về giao dịch điện tử.
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đã đưa ra những quy định mang tính nền tảng để đảm bảo cho giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, trong đó có vấn đề chứng thực hợp đồng điện tử.
Hiện đã có 11 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) được xác nhận đăng ký để triển khai cung cấp dịch vụ này.
Vai trò của các tổ chức trên là đảm bảo về mặt kỹ thuật để quá trình ký kết hợp đồng, giao kết điện tử trên môi trường trực tuyến được diễn ra an toàn.
Các tổ chức CeCA sẽ cung cấp hạ tầng số giúp doanh nghiệp, người dân sử dụng hợp đồng điện tử được bảo vệ bởi các công nghệ xác thực và tin cậy, hướng tới kết nối kỹ thuật và hỗ trợ các bên thứ 3 như cơ quan thuế, ngân hàng, các tổ chức tài chính và cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện các nghiệp vụ liên quan.
Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp.
Tại diễn đàn, các ý kiến đều đồng thuận cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách liên quan đến hợp đồng điện tử để giải quyết những khó khăn thực tế.
Các vấn đề như chi phí cao, thủ tục phức tạp, và sự chấp nhận hạn chế từ các bên thứ ba vẫn là rào cản đáng kể.
Do đó, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm ban hành các văn bản liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật để hợp đồng điện tử có thể được chấp nhận bởi bên thứ ba cũng như tăng cường sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hợp đồng điện tử trở thành công cụ giao dịch phổ biến.