Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Đồ họa: Hồng Vân >> Chuyển đỏ thành xanh,ôngthểtiếptụnhận định cruz azul nhanh mở cửa Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021 là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó TP. Hồ Chí Minh có 24 nghìn doanh nghiệp (chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 6,6%. Trung bình mỗi tháng có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Hệ lụy từ những con phố sầm uất nhất cũng trở nên hiu quạnh vắng bóng người lại qua. Đồng thời, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 4,7%.
“Hy sinh” phát triển kinh tế, kết quả đạt được trên mặt trận chống dịch là trên phạm vi cả nước, tình hình dịch cơ bản đang từng bước được kiểm soát. Tại một số địa phương có số mắc cao trong cộng đồng, tỷ lệ mắc mới, số ca tử vong ngày giảm. Tính tại thời điểm tuần từ 6 đến 13/9, Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 26,5%...
Số ca nhiễm mỗi ngày vẫn vượt vạn ca, nhưng đổi lại, số người nhiễm bệnh được chữa khỏi và ra viện cũng đạt con số nghiêng ngửa. Trong khi đó, số người tử vong vì Covid-19 cũng ngày càng giảm. Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%, trong đó TP. Hồ Chí Minh giảm 30%, Đồng Nai giảm 50%, Long An giảm 30%, Tiền Giang giảm 70%. Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu là cần tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Một Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để hỗ trợ doanh nghiệp cũng đã được thành lập. Quyết định ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 đang được Chính phủ trình lên phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành. |
|
Đặc biệt, tốc độ tiêm vắc-xin đã nhanh ở mức kỷ lục, như ngày 10/9 cả nước hoàn thành được khoảng 1,1 triệu mũi tiêm. Chỉ riêng Hà Nội mỗi ngày đã tiêm được khoảng 500 nghìn người, thậm chí, như ngày 12/9, Hà Nội còn đạt được 573.000 mũi tiêm. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều đã gần đạt được mục tiêu đến ngày 15/9 hoàn thành việc tiêm mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên.
Diễn biến chống dịch tích cực như vậy đòi hỏi không thể để nền kinh tế phải tiếp tục hy sinh. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, Thủ tướng đặt ra vấn đề: “Chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, bám sát tình hình thực tiễn Việt Nam để chuẩn bị các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh, giao thông an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn, dịch vụ an toàn…”.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đã tiêm vắc-xin bao phủ diện rộng. Điều hành hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác, giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, an sinh xã hội và chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.
Hiện, Chính phủ cũng đã có hàng loạt động thái mạnh mẽ cho tiến trình hồi phục nền kinh tế. Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu là cần tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Một Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để hỗ trợ doanh nghiệp cũng đã được thành lập. Quyết định ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 đang được Chính phủ trình lên phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành.
Trong các cuộc làm việc với đại sứ các nước và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quan điểm của Chính phủ Việt Nam là tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp mở cửa, khôi phục sản xuất, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Việt Nam đang xây dựng kịch bản khôi phục kinh tế - xã hội thích ứng với an toàn dịch bệnh.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và đầu tư, bức tranh kinh tế vĩ mô cả năm 2021 phụ thuộc nhiều vào kết quả phòng chống dịch. Nếu kiểm soát tốt trong tháng 9 và bắt đầu trở lại trạng thái bình thường mới vào quý IV, dự báo GDP năm nay có thể tăng 3,5 đến 4%. Đây là con số thấp hơn nhiều so với mục tiêu phải đạt được theo yêu cầu của Quốc hội đã đề ra, nhưng nếu không kiểm soát dịch bệnh lại vẫn trễ hẹn thì ngay cả con số 3,5 đến 4% cũng khó mà đạt được. Bình minh ở hai đầu tàu “Bình minh của cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh như vậy. Vào lúc này, ở hai đầu tàu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bắt đầu có những bước soạn sửa đầu tiên để đón “sự trở lại của bình minh”. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hai đầu tàu kinh tế đóng góp tới 45% GDP của cả nước,
Chiều 13/9, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, đánh giá về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố và giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15/9 và 21/9. Đúng hẹn ngày 15/9, UBND TP. Hà Nội ban hành văn bản điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, theo đó, mở một số dịch vụ từ 12h ngày 16/9/2021.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tin với nội lực và quyết tâm của thành phố cùng sự quan tâm của Trung ương, sự giúp đỡ của các bộ, ngành, các địa phương bạn, Hà Nội sẽ đẩy lùi dịch bệnh, sớm bắt đầu trạng thái bình thường mới, cùng mở ra giai đoạn phục hồi, phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.
Tại TP. Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết thành phố đã chuẩn bị những chiến lược cụ thể để đạt "mục tiêu kép" theo những bước đi thận trọng, hiệu quả, không phiêu lưu trong việc mở cửa lại các hoạt động. Hội nghị Thành ủy TP. Hồ Chí Minh lần thứ 8 thống nhất lộ trình mở cửa nền kinh tế theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 1/10 đến 31/10, giai đoạn 2 từ 1/11/2021 đến 15/1/2022 và giai đoạn sau đó. “Từng bước mở cửa nền kinh tế, là yêu cầu cấp thiết”- Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhìn nhận. Cũng theo Bí thư Thành ủy: “đó không chỉ là trách nhiệm của thành phố đối với khu vực, với cả nước mà còn là trách nhiệm trong quá trình đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Theo bước các “đầu tàu”, từ tâm dịch của miền Trung, Đà Nẵng rục rịch mở cửa. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng xác định tinh thần sẵn sàng "sống chung với Covid-19" để phấn đấu mở cửa trở lại các hoạt động du lịch càng sớm càng tốt. Tại Đồng Nai, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai (CDC) đánh giá toàn tỉnh đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 lây nhiễm cộng đồng và cho rằng việc kéo dài phong tỏa diện rộng toàn bộ xã, phường đến thời điểm này không còn phù hợp. UBND tỉnh Đồng Nai đã giao nhiệm vụ từng ngành đưa ra các giải pháp để vừa phục hồi kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị các phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động trở lại theo hướng tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
Bình Dương cũng đã sẵn sàng cho phương án trở về trạng thái “bình thường mới”. Vào ngày 10/9, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã công bố là “vùng xanh”, trở về trạng thái "bình thường mới"…
|
Nguyên Mẫn |