【kết quả hạng nhất hàn quốc】Bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý thế nào?
Công an thành phố Phan Thiết đọc lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thị Ngọc Lan. Ảnh: CQCA cung cấp |
Khởi tố nhóm đối tượng hành hung người
Ngày 9/6, CATP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn đối tượng: Nguyễn Thị Ngọc Lan (36 tuổi, trú tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết); Nguyễn Thị Hoài Diễm (40 tuổi, trú tại xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết); Nguyễn Hồng Tâm (50 tuổi, trú tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình) và Trần Hữu Tình (33 tuổi, trú tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết) để điều tra làm rõ về hành vi giữ người trái pháp luật theo Điều 157, Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong đó 2 bị can Nguyễn Hồng Tâm và Nguyễn Hữu Tình được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trước đó, ngày 18/4, chị T.T.B.D (SN 1991, trú tại xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết) đến CA phường Phú Thủy, TP Phan Thiết trình báo việc từ tháng 3/2024 đến 15/4/2024, chị bị chồng cũ và người thân của gia đình chồng cũ thường xuyên dùng tay, chân và các vật dụng khác đánh gây thương tích tại nhà chồng cũ ở phường Phú Thủy.
Theo trình bày của chị D, cuối tháng 12/2023, chị D và chồng ly hôn nhưng chị D vẫn ở lại nhà chồng tại phường Phú Thủy để chăm sóc 3 người con chung. Nhưng sau đó, gia đình chồng cũ thay ổ khóa, thu giữ điện thoại, không cho chị D tự ý ra ngoài và liên hệ với người thân, bạn bè.
Từ tháng 3/2024 đến ngày 15/4/2024, chị D bị chồng cũ và một số người thân trong gia đình chồng cũ nhiều lần dùng tay, chân, chai nước, chày gỗ, cối gỗ đánh đập khắp nơi trên cơ thể... Theo chị D, nguyên nhân chị bị người nhà chồng cũ đánh đập là để...trừ tà.
Đến ngày 18/4 khi được cho về nhà mẹ đẻ để lấy giấy tờ, sau đó chị D cùng gia đình đã đến CA phường Phú Thủy trình báo sự việc. Theo các giấy tờ của bệnh viện mà chị D cung cấp, chị D bị các thương tích như: bầm quanh mắt, gò má; xuất huyết kết mạc mắt 2 bên; vết bầm 2 cẳng bàn tay, mặt trong 2 đùi; sưng bầm sống mũi và nhiều thương tích ở vùng kín, gãy cung trước xương sườn số 7, số 8, gãy xương chính mũi... Hiện vụ việc đang được tiếp tục mở rộng điều tra.
Chế tài pháp luật
Luận bàn về vụ án này, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Cty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, quyền con người, quyền công dân, quyền tự do dân chủ, quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của con người và được pháp luật bảo vệ.
Vì vậy, các tội xâm phạm các quyền tự do dân chủ của công dân nói chung, tội bắt, giữ người hoặc giam người trái pháp luật nói riêng là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền con người, bị pháp luật nghiêm cấm và trừng trị nghiêm khắc nếu vi phạm.
Cụ thể, bắt giữ người trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 157, Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trong trường hợp phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn… thì bị phạt tù từ 2đến 7 năm. Ngoài ra, việc bắt, giam, giữ khiến bị hại chết, tự sát hoặc thực hiện việc tra tấn, gây tổn thương cơ thể trên 61% thì bị phạt tù có thể lên đến 12 năm.
Luật sư Thái cho biêt, hành vi bắt, giữ người trái pháp luật thường để lại nhiều hậu quả như: bị xử phạt nghiêm minh và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp khiến cho người bị hại hoặc cho gia đình người bị hại bị thiệt hại nặng nề như: người bị bắt tự sát; bị tra tấn gây thương tích; làm cho gia đình bị hại thiệt hại nặng nề về kinh tế do mất nguồn thu nhập chính… thì sẽ bị định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, hành vi này cũng có thể khiến bị hại hoảng loạn, ảnh hưởng tâm lý, thân thể trong một thời gian dài.
Cũng theo luật sư Thái, nhằm giúp cho người dân hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất hành vi sai phạm thì các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật; đưa các vụ án điểm ra xét xử công khai để làm gương; góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân để tránh phạm tội.
Đặc biệt, cần phải giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó đào tạo được một thế hệ trẻ hiểu và làm đúng pháp luật ngay từ đầu.
“Trót” vay tín dụng đen với lãi suất cao: phải làm thế nào? Nhỡ vay tín dụng đen với lãi suất cao, nhiều người dân khốn khổ vì trả nợ từ năm này qua năm khác. Có nhiều ... |
(责任编辑:World Cup)
- Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- Man City thoát hiểm may mắn trước Chích chòe
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lady quảng cáo như thuốc chữa bệnh
- Thắng nhẹ nhàng Chelsea, ngôi đầu lại về tay Pháo thủ
- Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- Rashford tiếp tục thăng hoa, Quỷ đỏ trả nợ trước hàng xóm
- Giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng mạnh
- Inforgraphics: Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 21,93 tỷ USD
- Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- 8 lợi thế khi đặt nguyện vọng ưu tiên vào Trường Đại học Đại Nam
- Doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn về dự thảo Luật Nhà ở và Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)
- Thanh tra Bộ GD
- Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- Mùa cao điểm Hè chiếm tới 70% doanh thu cả năm của ngành du lịch
- Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- Cách nào để trái vải tươi Việt Nam thâm nhập thị trường EU
- Lễ hội trái cây Nam Bộ vươn tầm khu vực Đông Nam Á
- Bàn giao hơn 13.000 m3 xăng Ron A92 vi phạm
- Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- 15 triệu USD hỗ trợ chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam và Đông Nam Á