您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【vaduz vs】Tạo cơ chế cho thị trường phát triển lành mạnh

Cúp C16人已围观

简介Nhiều nỗ lực chấn chỉnh sai phạm, lành mạnh thị trường chứng khoánĐảm bảo sự phát triển lành mạnh củ ...

Nhiều nỗ lực chấn chỉnh sai phạm,ạocơchếchothịtrườngpháttriểnlànhmạvaduz vs lành mạnh thị trường chứng khoán
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường vốn Việt Nam có sự phát triển và thành công vượt bậc
 Việc điều chỉnh chính sách cần hướng tới tạo cơ chế cho thị trường phát triển thay vì bóp nghẹt thị trường.  Ảnh: S.T
Việc điều chỉnh chính sách cần hướng tới tạo cơ chế cho thị trường phát triển thay vì bóp nghẹt thị trường. Ảnh: S.T

Điều chỉnh để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh

Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia:

Nhiều ý kiến cho rằng hiện Việt Nam không có đơn vị nào giám sát quá trình sử dụng vốn của DN phát hành. Nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không thể thực hiện được điều này vì mỗi năm có tới mấy trăm nghìn lượt phát hành. Nên DN phải có trách nhiệm đưa ra cam kết trong bản cáo bạch, bản công bố phát hành về việc dùng tiền vào việc gì và thực hiện đúng cam kết đó. Sau đó, ví dụ nhà đầu tư thông qua các quỹ đầu tư mua trái phiếu thì quỹ đầu tư đó phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của DN.

Ông Trần Huy Doãn, Phó Phòng Đầu tư - Công ty Chứng khoán ACBS:

Để phát triển thị trường thì cần có những nhà đầu tư trái phiếu vững mạnh như các thị trường phát triển khác đã làm. Hiện hai quỹ bảo hiểm lớn là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế vẫn gửi tiền trong ngân hàng. Trong khi mục tiêu của thị trường trái phiếu là điều hướng dòng tiền từ ngân hàng đi ra các kênh dẫn vốn khác, trong đó có thị trường trái phiếu. Theo đó, Chính phủ cần ban hành quy định để các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầu tư lên thị trường trái phiếu, tiến tới nghiên cứu đầu tư cổ phiếu… Từ đó kích thích người dân tham gia đầu tư vào các quỹ này.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhấn mạnh, với việc sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu, Chính phủ cần thể hiện mạnh mẽ thông điệp về việc lành mạnh hóa thị trường nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro chứ không thắt chặt, bóp nghẹt thị trường. Điều này là phù hợp với xu hướng về kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay. Bởi lẽ không nên vì một số trường hợp đơn lẻ, vài “con sâu” mà siết toàn bộ thị trường. Đồng quan điểm với ông Lực, LS Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Luật SBLaw, nêu quan điểm sửa đổi Nghị định 153 là bịt lỗ hổng nhưng phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứ không nên tạo thêm nhiều thủ tục hành chính, gây cản trở hoạt động phát hành TPDN.

TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Hoạch định Chiến lược Đầu tư của Dragon Capital đánh giá, sự phát triển nhanh chóng của thị trường TPDN trong khoảng 5 năm gần đây là điều đáng mừng vì giúp chia sẻ gánh nặng về nguồn vốn trung, dài hạn cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với những vấn đề xảy ra trong thời gian qua, không nên buông lỏng mà cũng không nên kiểm tra, giám sát quá chặt mà nên tạo cơ chế để thị trường tự điều tiết, để nhà đầu tư hiểu được rủi ro nằm ở đâu.

Trong một báo cáo phát hành mới đây, Công ty xếp hạng tín nhiệm Việt Nam FiinRatings cho rằng nên khu trú và xử lý các DN có vấn đề thay vì đưa ra những biện pháp cứng rắn áp dụng cho toàn thị trường. Điều này giúp tránh tạo ra tác động tiêu cực mang hiệu ứng “domino” đến các tổ chức phát hành chấp hành tốt và minh bạch mà cả các nhà phát hành yếu với rủi ro cao nhưng đã chủ động minh bạch thông tin. Đồng thời tránh được các ảnh hưởng xấu đến tín dụng ngân hàng và sự tác động lan truyền sang cả thị trường chứng khoán như tình hình đã xảy ra tại Trung Quốc khi nước này áp dụng “3 lằn ranh đỏ” với các nhà phát triển bất động sản.

Đi vào vấn đề cụ thể, TS Lê Đạt Chí, trường Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng việc sửa đổi các quy định pháp luật trong thời gian tới cần lưu ý tới việc ngoài thị trường sơ cấp và người mua trái phiếu phát hành riêng lẻ thì khi TPDN được giao dịch, mua bán trên thị trường thứ cấp sau đó, ai sẽ mua đi bán lại, rủi ro thế nào… “Nếu để thị trường nợ sơ đẳng như hiện nay và nhà đầu tư quốc tế tham gia mua thì chuyện gì sẽ xảy ra khi có rủi ro dẫn đến sự đảo chiều của thị trường vốn? Cuộc khủng hoảng của các nước Đông Nam Á về hiện tượng rút vốn là một bài học. Trong khi dự trữ ngoại hối của chúng ta sử dụng cho các mục đích khác quan trọng hơn chứ không phải để bình ổn cho thị trường nếu có nguy cơ đảo vốn trong tương lai. Do đó, phải chỉnh đốn lại thị trường này” – TS Lê Đạt Chí kiến nghị.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cũng cho hay, ở các quốc gia trên thế giới, thị trường TPDN thứ cấp khá đặc biệt vì nhà đầu tư cá nhân biết rủi ro nhưng vì lãi suất cao nên họ vẫn tham gia sau khi cân đối giữa rủi ro và lãi suất. Nhưng tại thị trường TPDN Việt Nam, do còn mới mẻ, nhà đầu tư chuyên nghiệp chưa nhiều nên cần có quy định về điều kiện được phát hành trái phiếu. Đồng thời, cần chú trọng phát triển thị trường chứng khoán chưa chính thức (OTC), quy định điều kiện bán chứng khoán lần đầu và quy định mua đi bán lại của DN niêm yết. Điều này sẽ giúp tạo ra dòng chảy vốn tốt hơn.

Tạo cơ chế trong xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm là vấn đề đang được tranh cãi nhiều trong thời gian qua về việc có nên quy định bắt buộc hay không. Chia sẻ về vấn đề này, TS Cấn Văn Lực cho biết, tại các thị trường Singapore, Hàn Quốc, việc xếp hạng tín nhiệm không bị bắt buộc mà được khuyến khích trước khi phát hành TPDN. Cụ thể, Singapore khuyến khích xếp hạng tín nhiệm bằng cơ chế động lực kinh tế. Ví dụ như DN phát hành trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm thì sẽ được hỗ trợ mức chi phí gấp đôi so với DN không có xếp hạng tín nhiệm.

“Nên phân loại các DN và quy định DN nào phải có xếp hạng tín nhiệm và DN nào thì khuyến khích, từ đó tạo ra cơ chế “cây gậy và củ cà rốt” rất hiệu quả. Tức là DN nào làm ăn tốt, công khai minh bạch sẽ chỉ khuyến khích, còn một số DN thì yêu cầu bắt buộc” – ông Lực nêu ý kiến.

Tuy nhiên, ông Lực cũng băn khoăn về việc nếu đưa ra yêu cầu bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm nhưng thị trường có quá ít công ty cung cấp dịch vụ này thì cũng không đáp ứng được nhu cầu. Do đó, cần cho phép thành lập thêm nhiều công ty và cho phép thêm một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài cung cấp dịch vụ để tạo sự cạnh tranh có sàng lọc. Quy trình thủ tục cũng phải bảo đảm nhanh gọn để không làm mất đi cơ hội và đáp ứng yêu cầu về vốn của DN. Ngoài ra cũng cần có quy định trách nhiệm của các bên liên quan, kể cả tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

TS Lê Đạt Chí cũng cho rằng quy định tại Nghị định 153 hiện nay chưa đủ, chưa đặt nặng vai trò, trách nhiệm, chuẩn mực, đạo đức trong hành nghề đánh giá tín nhiệm. Do đó, cần ban hành luật về xếp hạng tín nhiệm để nhà đầu tư có thể khiếu nại, khởi kiện đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp đơn vị này làm không đúng chuẩn mực.

Tags:

相关文章