Ngày 12/8 vừa qua,ảovệđềcươngluậnvănthạcsĩonlinevàchuyệnhọcviênbậtkhóempoli vs monza Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) lần đầu tiên tổ chức thẩm định đề cương luận văn cao học theo hình thức online đối với lớp Cao học Báo chí tại Vĩnh Long (khoá 2).
“Năm ngoái, và như cả dự kiến ban đầu của năm nay, các thầy cô trong Hội đồng thẩm định sẽ bay vào miền Nam để thẩm định đề cương luận văn cho học viên. Tuy nhiên, khi chưa kịp đi thì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi cũng không thể trì hoãn thêm việc thẩm định vì đã muộn, sẽ ảnh hưởng tới học viên và cả quy trình đào tạo. Nên cuối cùng, Viện quyết định áp dụng hình thức trực tuyến đối với phần việc này” – TS Đỗ Anh Đức, giảng viên của Viện, nhớ lại.
Buổi bảo vệ online đề cương luận văn cao học của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông |
Hội đồng thẩm định chia thành hai tiểu ban để làm việc. Lớp cao học này đã đi được nửa chặng đường, mà hành trình học tập và làm luận văn cùng gắn với online và phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, cả thầy và trò đã quen thuộc với những giờ học trực tuyến.
Online cũng làm rất "chặt"
Tuy nhiên, buổi bảo vệ đề cương luận văn vẫn đem lại cảm giác khá đặc biệt cho cả học viên lẫn Hội đồng thẩm định.
Tại Hội đồng hôm đó, không chỉ có lớp Vĩnh Long mà hơn 50 học viên của các lớp cao học tại Đà Nẵng, Bình Dương đều có thể tham gia vào phòng họp trực tuyến, tham khảo, rút kinh nghiệm cho luận văn của mình.
PGS.TS Nguyễn Thanh Huyền vui vẻ nhớ về buổi làm việc online hôm đó: “Thầy cô ở Hà Nội, học viên tận Sài Gòn, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang... nhưng vẫn kết nối ngon lành. Chúng tôi thẩm định và duyệt hẳn 12 đề cương cao học liên tục 4h trong một buổi sáng”.
Thầy Đức so sánh: “Với việc bảo vệ đề cương, khi làm việc trực tiếp các thầy cô trong Hội đồng thẩm định có thể giải thích cặn kẽ hơn, góp ý kỹ càng hơn. Còn khi làm việc online, mọi người đều cố gắng nói ngắn gọn, súc tích nhất có thể vì đôi khi đường truyền không ổn định. Và với những đề tài phải điều chỉnh nhiều cũng có đôi chút khó khăn.
Online cũng phải làm rất chặt, vì liên quan đến việc nhà trường “chốt” đề tài. Khi đã có quyết định với dấu đỏ, không thể thay đổi được nữa”.
Buổi bảo vệ đề cương luận văn cao học “chưa từng có” |
Đề cương đã được học viên gửi từ trước tới Hội đồng thẩm định, nên khi bảo vệ, học viên không phải trình bày quá nhiều. Các thầy cô trong Hội đồng cùng học viên cân nhắc điều chỉnh. Đề tài phải đảm bảo khả thi, không bị trùng lặp, phù hợp năng lực, sở trường, vị trí công tác của học viên.
Những tình huống "chưa từng có"
Đôi khi, buổi làm việc tạm thời gián đoạn để học viên “gọi điện cho người thân” – gọi trao đổi với giáo viên hướng dẫn về những góp ý điều chỉnh của Hội đồng thẩm định.
“Có một trường hợp khá đặc biệt, khi tôi nhìn thấy học viên phát khóc trên màn hình” – thầy Đức nhớ lại. “Bạn này đưa ra một đề tài mà bạn đó tâm huyết, nhưng các thầy cô trong hội đồng thẩm định thì cho rằng đề tài này không đúng chuyên ngành báo chí lắm mà ngả nhiều sang hướng truyền thông. Sau khi được góp ý, bạn vẫn khăng khăng với đề tài, nhưng trước ý kiến của hội đồng, có lẽ quá bối rối nên bạn đã bật khóc…”.
Theo thầy Đức, đó cũng là một cái khó khác của buổi bảo vệ online: Khi không có tương tác trực tiếp, giáo viên và học viên không biết tâm trạng của nhau chính xác ra sao. “Nhưng cuối cùng, chúng tôi và giáo viên hướng dẫn cũng tìm ra hướng cho đề tài của bạn đó”.
“Trước đây, chúng tôi không hề nghĩ tới hình thức này, nhưng sau buổi bảo vệ đầu tiên, mọi người đều nhận ra khá hiệu quả”.
“Mỗi học viên đã có đề tài ổn thỏa, dù có kẻ cười, người khóc. Nhà trường tiết kiệm được tiền vé máy bay, khách sạn cho thầy cô nếu phải đi chấm trực tiếp. Học trò cũng đỡ được bao nhiêu là thời gian, đường đất” – cô Huyền “kết luận”.
Viện dự kiến tới đây sẽ tiếp tục thẩm định đề cương luận văn online đối với các lớp cao học tại Đà Nẵng và Bình Dương để không ai phải dừng bước hay chậm trễ vì Covid-19.
Ngày 18/8, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng lần đầu tổ chức Hội nghị Đại biểu công chức, viên chức và tổng kết năm học 2019-2020 trực tuyến, với khoảng 200 đại biểu tham dự. Các đại biểu được tự lựa chọn chỗ ngồi, có thể ở phòng làm việc hay văn phòng khoa, ở nhà hay cách xa trường hàng chục km... "Mặc dù là hội nghị trực tuyến nhưng hình ảnh, âm thanh rất chuyên nghiệp, như một buổi video conference thực sự" - một giảng viên cho biết.
|
Ngân Anh
Thêm đại học được cấp phép đào tạo Y khoa, học phí gần 1,2 tỷ
Sinh viên ngành Y khoa của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ phải đóng học phí 6 năm lên tới 990 triệu đồng, còn nếu học chương trình Tiếng Anh thì mức học phí là 1,188 tỷ đồng.