Giá cà phê đồng loạt giảm. Ảnh: TL minh họa |
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), giá cà phê được thu mua với mức 40.600 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.300 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.300 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.200 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.300 đồng/kg, 41.200 đồng/kg. Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.300 đồng/kg.
Theo các chuyên gia, sau nhiều tháng giảm liên tiếp về lượng xuất khẩu so với cùng kỳ, xuất khẩu cà phê đã hồi phục trở lại vào cuối năm 2021 và sẽ tiếp tục giữ xu hướng này.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 giảm 2 USD/tấn ở mức 2.488 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 3 USD/tấn ở mức 2.370 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 2,80 cent/lb, ở mức 223,3 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 2,7 cent/lb, ở mức 223,3 cent/lb.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021-2022 giảm 8,5 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 167,5 triệu bao, chủ yếu là do nguồn cung từ Brazil giảm.
Trong bối cảnh sản lượng cà phê sụt giảm, tồn kho cuối kỳ toàn cầu dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao, xuống còn 30 triệu bao.
USDA ước tính, sản lượng của Brazil sẽ giảm 13,6 triệu bao xuống 56,3 triệu trong niên vụ 2021-2022. Hạt arabica, chiếm 70% sản lượng cà phê của Brazil, được dự báo sẽ giảm 14,7 triệu bao, xuống 35 triệu bao.
Theo nhận định của các nhà phân tích tại Tridge, có khả năng mất vài mùa vụ để sản xuất cà phê của Brazil trở lại bình thường vì có thể mất tới 5 năm để cây cà phê trưởng thành.
Các nhà phân tích cho biết: “Khả năng điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm tới là không thể phủ nhận. Brazil đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại trong năm 2022 do mưa lớn, hạn hán và băng giá. Cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức các biện pháp phòng ngừa rủi ro của người nông dân trở nên không hiệu quả”.