【bxh u19 duc】Phó Thống đốc NHNN: Lãi suất sẽ ổn định từ nay đến cuối năm

[Cúp C1] 时间:2025-01-12 06:42:07 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:129次

BIDV

BIDV là một trong nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động thời gian gần đây.

Xu hướng tăng lãi suất không phổ biến

Thời gian gần đây,óThốngđốcNHNNLãisuấtsẽổnđịnhtừnayđếncuốinăbxh u19 duc một số ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất huy động. Điều này khiến những người quan tâm đặt câu hỏi liệu đây có phải là sự bắt đầu cho xu hướng tăng lãi suất từ nay đến cuối năm.

Đánh giá về điều này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, mặt bằng lãi suất hiện vẫn đang giảm, cả huy động và cho vay. Xu hướng tăng lãi suất của một số ngân hàng gần đây là không phổ biến và xảy ra ở một số ngân hàng trước đây có mức lãi suất huy động thấp. Còn với đa số các ngân hàng khác lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng vẫn tương đối ổn định và mặt bằng lãi suất vẫn giảm so với cuối năm 2014.

Phó Thống đốc NHNN cũng cho biết, hoạt động điều hành bơm tiền ra, hay hút tiền về của NHNN không tác động đến lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường 1 mà chủ yếu tác động đến thị trường liên ngân hàng. Xét trong tương quan điều hành tiền tệ và tỷ giá, NHNN đã thực hiện bơm hút tiền phù hợp để lãi suất liên ngân hàng ở mức hợp lý, phù hợp với mặt bằng lãi suất và tỷ giá. Còn lãi suất của các ngân hàng tại thị trường 1 chủ yếu do cung cầu thị trường, do giá vốn của ngân hàng quyết định.

Trả lời câu hỏi về chính sách lãi suất của NHNN từ nay đến cuối năm, đại diện NHNN cho biết, ngay từ đầu năm, NHNN xác định điều hành lãi suất cơ bản ổn định, dựa trên diễn biến kinh tế vĩ mô tích cực, tăng trưởng cao, lạm phát thấp.

“Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ hôm qua (22/6) đã họp và đánh giá lạm phát của 2015 vào khoảng 3 – 3,5%. Như vậy, với lạm phát dự báo này, lãi suất của NHNN sẽ ổn định như hiện nay. Trong quá trình điều hành, NHNN sẽ có điều hành bơm hút tiền kịp thời, sẵn sàng thông qua tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng”, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Thách thức lớn cho điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới

Chính sách điều hành tỷ giá cũng là vấn đề nóng khi tỷ giá VNĐ/USD có nhiều biến động thời gian qua, và NHNN khẳng định vẫn điều hành theo định hướng điều chỉnh 2% đã đặt ra từ đầu năm.

Giải thích về chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết khi đồng USD tăng giá, có nhiều tâm lý kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất trong năm 2015, gây áp lực với tỷ giá. Tuy nhiên, sau nhiều thảo luận, phân tích, việc FED tăng lãi suất có thể bị trì hoãn đến cuối năm, thậm chí sang năm 2016 theo khuyến nghị của IMF, WB… Đây chính là một diễn biến mà NHNN đã cân nhắc trong điều hành tỷ giá.

Bên cạnh đó, NHNN còn dựa trên nhiều số liệu về cân đối vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế, tương quan ngoại tệ, nội tệ, yếu tố tâm lý, kỳ vọng. “Khi điều hành tỷ giá, không nước nào có công thức chính xác, vì đây là một biến số chịu tác động của rất nhiều yếu tố… Vì vậy, NHNN không đứng trên một góc độ nào mà là từ mục tiêu tổng thể của nền kinh tế, không chủ quan với lạm phát. Đó là bài học qua nhiều giai đoạn”, Phó Thống đốc NHNN khẳng định.

Đối với quan điểm cho rằng nên tiếp tục phá giá VNĐ, điều hành tỷ giá linh hoạt hơn từ những năm sau, bà Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá như hiện nay là xuất phát từ thực tế trong lịch sử, tỷ giá của Việt Nam đã có những biến động khôn lường, khiến NHNN bị động, khó khăn trong điều hành. Chính vì vậy, các năm gần đây, NHNN đã lựa chọn cách định hướng biên độ từ đầu năm và điều hành theo định hướng này bằng các công cụ, chính sách tiền tệ. Và thực tiễn cho thấy việc điều hành này đã đạt kết quả tốt.

Dành nhiều thời gian nói về những thuận lợi, khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, việc điều hành tiền tệ trong giai đoạn này rất khó khăn bởi đây không phải là chính sách dài hạn, luôn bị tác động ngay bởi các yếu tố thị trường, tâm lý kỳ vọng, nên rất khó ổn định. Thời gian tới đây, khi quá trình hội nhập mở rộng, đặc biệt với việc tham gia TPP, dòng vốn đổ vào Việt Nam sẽ rất lớn và đặt ra nhiều thách thức mới cho việc điều hành chính sách tiền tệ./.

H.Y

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接