【đa bóng hôm nay】Trả lời doanh nghiệp FDI về chính sách thuế
Cách tính thuế phương tiện chuyên dùng
Trước vướng mắc của DN FDI về thiết bị vận chuyển siêu trường,ảlờidoanhnghiệpFDIvềchínhsáchthuếđa bóng hôm nay siêu trọng, một DNFDIphản ánh, do đặc thù sản phẩm sản xuất siêu trường, siêu trọng nên phải có phương tiện vận chuyển dùng đặc thù để vận chuyển, DN chỉ thuê của nước ngoài thiết bị theo tiến độ giao hàng và thời gian nhất định, nhưng khi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất, cơ quan Hải quan yêu cầu phải nộp thuế và đến khi xuất ra thì DN chỉ được hoàn thuế khoảng 60% là điều bất hợp lý.
Trả lời vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại khoản 9 Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC thì máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức, các nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình phục vụ sản xuất đã nộp thuế NK, khi tái xuất ra khỏi ViệtNam hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc tiếp tục xuất ra nước ngoài) được hoàn lại số tiền thuế NK.
Số tiền thuế NK hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển khi tái xuất tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập đến ngày đăng ký tờ khai tái xuất).
Trường hợp DN FDI NK phương tiện chuyên dùng đặc thù để vận chuyển hàng hóa từ trên 2 đến 3 năm (đối với hàng hóa mới chưa sử dụng) hoặc từ 6 tháng trở xuống (đối với hàng hóa đã qua sử dụng) và đã nộp thuế NK, khi tái xuất được hoàn lại 60% số tiền thuế NK đã nộp mà không được hoàn lại nguyên số tiền thuế NK đã nộp ban đầu. Vì thực tế, trị giá thuế NK của số phương tiện này được tính trên trị giá hợp đồng đi thuê, không phải nguyên giá sản phẩm.
Mặt khác, BộTài chính cho biết, số phương tiện vận chuyển trên được sử dụng tại Việt Nam và được tính khấu hao vào chi phí tạo tài sản cố định của dự án. Do đó, việc hoàn lại số tiền thuế NK đối với hàng hóa trên trị giá đi thuê của hợp đồng tương ứng với thời gian sử dụng tại Việt Nam là hợp lý.
Kéo dài thời hạn ân hạn thuế
Một DN FDI khác kiến nghị, do thời gian sản xuất sản phẩm cơ khí khá dài, thường là 275 ngày, trong khi thời gian ân hạn thuế cho sản xuất hàng XK 275 như hiện nay sẽ gây nhiều khó khăn cho DN vì phần lớn nguyên liệu sử dụng phải NK do Việt Nam chưa sản xuất được. DN này đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thời gian này lên 365 ngày và theo thời gian cụ thể để hoàn thành sản phẩm.
Trả lời đề xuất này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại điểm b1 Khoản b Mục 2 Điều 18 Thông tư 194/2010/TT-BTC thì: “vật tư, nguyên liệu NK để trực tiếp sản xuất hàng hóa XK… thời hạn nộp thuế là 275 ngày; đóng tàu, sản xuất sản phẩm cơ khí … thời hạn nộp thuế được kéo dài hơn 275 ngày. Thời hạn được kéo dài tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng XK sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư NK đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm”.
Do đó, Bộ Tài chính cho rằng, với kiến nghị kéo dài thời hạn ân hạn thuế từ 275 ngày lên 365 ngày của DN là không phù hợp.
Tính trị giá vật tư dư thừa
Một DN FDI đề nghị cần có tiêu thức cụ thể đối với vật tư sau khi NK phục vụ sản xuất còn dư thừa được coi là phế liệu như: Đối với vật tư còn nguyên dạng ban đầu khi NK thì nộp thuế theo quy định là hàng thành phẩm; Đối với vật tư đã qua gia công sản xuất, thay đổi hình dạng ban đầu nhưng không sử dụng được cho sản xuất sản phẩm thì coi là phế liệu, để từ đó tính giá thị trường.
Trả lời kiến nghị này, Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định tại Khoản 5 Điều 35 Thông tư 194/2010/TT-BTC thì trường hợp hàng hóa là nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK nhưng không đưa vào sản xuất và XK hết thì được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Vì vậy, DN căn cứ vào quy định trên để thực hiện.
Đối với vật tư đã qua gia công sản xuất được coi là phần phế liệu, phế phẩm, DN muốn tiêu thụ nội địa được quy định tại điểm d3 Khoản 5 Điều 113 Thông tư 194.
Về giá trị tính thuế, căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư 205/2010/TT-BTC, đối với phế liệu thu được trong quá trình sản xuất hàng gia công cho phía nước ngoài mà bên thuê gia công bán lại cho phía Việt Nam thì trị giá tính thuế được xác định như sau:
Trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa thì trị giá tính thuế được xác định theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư 205/2010/TT-BTC.
Trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa thì trị giá tính thuế được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Thông tư 205/2010/TT-BTC.
Bên cạnh đó, với kiến nghị của DN FDI đề nghị xem xét giảm Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với hàng điện tử, gia dụng do trước đây là hàng xa xỉ nhưng hiện nay là hàng thông dụng. Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định của Luật thuế TTĐB thì chỉ thu thuế TTĐB với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. các mặt hàng điện tử khác không chịu Thuế TTĐB. Vì vậy, đề nghị DN thực hiện theo quy định của Luật thuế TTĐB.
Ngoài việc giải đáp những kiến nghị về chính sách thuế, Bộ Tài chính còn giải đáp những thắc mắc của các DN FDI về thủ tục hải quan, khai hải quan điện tử, vướng mắc về công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng… |
Thu Trang
相关推荐
- Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- Officials back Việt Nam's priorities at UN
- Việt Nam’s tank team finished 4th in Army Games semifinals
- Party officials visit UK for improved strategic partnership
- Đấu giá biển ô tô 30K
- NA Chairman attends consulting conference on draft revised medical law
- Education a top national policy: PM
- Foreign minister hosts visiting Cuban diplomat