Bất chấp Covid-19,ấtchấtỷ số bóng đá kết quả bóng đá lịch thi đấu bóng đá-bongdalu hơn 50% doanh nghiệp Việt Nam không muốn trì hoãn kinh doanhKhoảng 52% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết sẽ duy trì kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm 2020 bất chấp trở ngại dịch Covid-19. Tỉ lệ này đưa Việt Nam là thị trường duy nhất có doanh nghiệp muốn đầu tư cao hơn trì hoãn.Cuộc khảo sát thực hiện với 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong ASEAN do Ngân hàng UOB và các tổ chức Accenture và Dun & Bradstreet thực hiện vừa được công bố ngày 21-8, cho thấy các cách thức các doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến động vì dịch bệnh. Đối mặt với những thách thức chưa từng có này, các DNVVN phải đánh giá lại các chiến lược kinh doanh cho tương lai. Tuy DNVVN ở các thị trường khác nhau phần lớn phải điều chỉnh tầm nhìn của mình, DNVVN tại Việt Nam có sự khác biệt nhỏ. Việt Nam có tỉ lệ thấp nhất (47%) DNVVN cho biết sẽ trì hoãn việc đầu tư trong năm và là thị trường duy nhất có tỉ lệ doanh nghiệp duy trì kế hoạch đầu tư trong năm 2020 cao hơn (52%) so với tỉ lệ chọn phương án trì hoãn. Cuộc khảo sát cho thấy gần 3/5 số DNVVN ASEAN (58%) sẽ không còn xúc tiến các kế hoạch đầu tư như dự định trong năm. Tuy nhiên, khoảng 1/3 (36%) vẫn sẽ kiên trì theo đuổi các kế hoạch đầu tư bất chấp trở ngại. Để giúp doanh nghiệp đối phó với việc gián đoạn kinh doanh, chính phủ của các nước ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến hỗ trợ cộng đồng này. Hầu hết các DNVVN hài lòng với những biện pháp giảm nhẹ thiệt hại của Covid-19từ chính phủ của mình, với hơn nửa (58%) bày tỏ sự hài lòng này. Tỉ lệ này tại Việt Nam khá cao với 68% trong khi đó DNVVN tại Thái Lan (47%) và Indonesia (45%) cảm thấy rằng chính phủ có thể thực thi nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nữa cho họ. Trong số tất cả các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại của Covid-19do chính phủ thực thi, các doanh nghiệp ASEAN đánh giá cao nhất những biện pháp có thể hỗ trợ dòng tiền cho họ. Báo cáo cũng ghi nhận doanh nghiệp Việt Nam xếp thứ 3 khu vực về đầu tư công nghệ để hồi phục Covid-19, sau Thái Lan, Indonesia... Đây cũng là xu hướng chung của doanh nghiệp trong khu vực với hai phần ba (64%) các doanh nghiệp nhỏ cho biết ưu tiên đầu tư cao nhất cho công nghệ. Mặc dù có tới 88% doanh nghiệp buộc phải giảm kỳ vọng doanh thu trong năm 2020, nhưng gần một nửa (44%) vẫn tăng ngân sách cho đầu tư cho công nghệ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng áp dụng công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Ông Lawrence Loh - giám đốc Ngân hàng bán lẻ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB - cho biết phải đối mặt với gián đoạn việc kinh doanh vì Covid-19, hiện nhiều doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt với họ. Họ đang phải thích ứng với những thay đổi từ đại dịch bằng cách chuyển hướng sang công nghệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cũng như nội lực trong dài hạn. Tính theo ngành, 50% các doanh nghiệp nhỏ ngành thực phẩm - đồ uống (F&B), công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe và 48% trong lĩnh vực xây dựng, 46% trong thương mại bán lẻ cho biết họ muốn đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ. Ngoài công nghệ, các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN cũng muốn đầu tư vào việc phát triển kỹ năng cho nhân viên (51%), mua máy móc và thiết bị (40%). Việc đầu tư mua sắm các phương tiện xe cộ có mức ưu tiên thấp nhất (18%). Nhóm thực hiện tiến hành phỏng vấn 1.000 DNVVN tại Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, 200 doanh nghiệp cho mỗi thị trường. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 2 thời điểm, lần đầu vào tháng 7-2019 và lần tiếp theo vào tháng 5-2020, tương ứng trước và trong đại dịch để tìm hiểu ảnh hưởng của Covid-19 đối với DNVVN. |