【bxh bóng đá hà lan】Bản tin tiết kiệm Năng lượng ngày 18/7: Đa dạng các hoạt động tiết kiệm năng lượng
"Tiết kiệm điện hiệu quả phải thực chất,ảntintiếtkiệmNănglượngngàyĐadạngcáchoạtđộngtiếtkiệmnănglượbxh bóng đá hà lan thường xuyên, có chiều sâu" Việt Nam vào chung kết cuộc thi tiết kiệm năng lượng châu lục |
Sắp diễn ra Hội nghị về tiết kiệm năng lượngtoàn quốc năm 2023
Vào ngày 20/7/2023 tại thành phố Nha Trang, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị về Tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2023.
Hội nghị với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành liên quan, Sở Công Thương các tình, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm khuyến công, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo đó Hội nghị nhằm tổng kết Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2022, định hướng và đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023 và những năm tiếp theo.
Hội nghị sẽ đón nhận các báo cáo, tham luận đến từ: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Sở Công Thương Hà Nội, Hội Khoa học công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (Dự án VSUEE)…và các ý kiến/ hỏi đáp đến từ các đại biểu, chuyên gia tham dự hội nghị.
GFANZ muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng
Mới đây, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp bà Alice Carr, Giám đốc Điều hành Chính sách Công của GFANZ - Liên minh Tài chính vì mục tiêu đưa mức khí thải ròng về 0 (Net Zero).
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng chia sẻ các giải pháp, lộ trình thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, Thỏa thuận Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) cùng những công việc khác Việt Nam đã và đang triển khai.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Alice Carr, Giám đốc Điều hành Chính sách Công của Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0”. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) |
Nhấn mạnh Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ càng để lựa chọn các dự án hiệu quả, thiết thực, Phó Thủ tướng mong muốn cùng với chính phủ các nước, GFANZ chủ động tham gia dẫn dắt quá trình thực hiện Net Zero, JETP.
Theo Phó Thủ tướng, chuyển đổi năng lượng là xu thế không thể đảo ngược, là định hướng phát triển mới cho nền kinh tế. Tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực là ba yếu tố quan trọng nhất trong chuyển đổi năng lượng.
Do vậy, các định chế tài chính cần cải cách, thay đổi về tổ chức, phương thức, mục tiêu hoạt động… để phù hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng hiện nay.
Hiện Việt Nam có các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) với công suất khoảng 9.000MW.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) dành không gian rất lớn cho năng lượng tái tạo, trong đó có kế hoạch xây dựng một số trung tâm điện gió ngoài khơi, phát triển điện mặt trời áp mái, xây dựng lưới điện thông minh, bảo đảm sự cân bằng và ổn định của hệ thống năng lượng, khuyến khích tự sản xuất, tiêu thụ điện mặt trời tại chỗ…
Một số doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được giao thực hiện thí điểm một số dự án chuyển đổi năng lượng để hoàn thiện công nghệ, thể chế, chính sách đầu tư và các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, Việt Nam ưu tiên các dự án chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông, nông nghiệp…
Phó Thủ tướng cho rằng cần có tầm nhìn trung hạn, dài hạn cho các dự án chuyển đổi năng lượng tái tạo với nguồn tài chính bền vững để giải quyết các vấn đề xã hội, việc làm, khi giảm dần sử dụng năng lượng hóa thạch; giúp doanh nghiệp vững tâm thực hiện chuyển đổi xanh.
Hiệu quả của các dự án năng lượng tái tạo không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có lợi cho các mục tiêu toàn cầu về ứng phó biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Việt Nam quan tâm đến hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu về năng lượng tái tạo, nhiên liệu mới; mong muốn GFANZ chuyển giao kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo tại các nước đang phát triển, từ đó thiết lập hình thức kết nối, hợp tác hiệu quả với Việt Nam.
Bà Alice Carr đánh giá cao việc Việt Nam đã ban hành Quy hoạch Điện VIII làm căn cứ để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra trong Net Zero, JETP.
Bà Alice Carr khẳng định sự tham gia của GFANZ và các định chế tài chính thành viên là rất quan trọng để đưa ra kế hoạch cụ thể, ưu tiên trong tiến trình chuyển đổi năng lượng, phát triển nền kinh tế xanh.
Bà Alice Carr cho rằng cần thúc đẩy mạnh mẽ nhằm nhanh chóng hình thành khung chính sách tài chính toàn cầu để thúc đẩy JETP.
“GFANZ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi năng lượng, xác định lĩnh vực ưu tiên, trên cơ sở những lợi thế so sánh riêng có như phát triển lưới điện thông minh, điện gió ngoài khơi, nghiên cứu công nghệ sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng nhiên liệu mới…,”bà Alice Carr chia sẻ.
Lãnh đạo GFANZ mong muốn được tham gia vào hoạt động của Ban Thư ký thực hiện JETP cũng như các dự án thí điểm về chuyển đổi năng lượng để xác định mô hình, kết cấu hiệu quả, phù hợp trong việc sử dụng nguồn tài chính, có tính cạnh tranh cao nhất, phù hợp với khả năng chi trả của người dân.
GFANZ sẽ dành những khoản tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ về lưới điện thông minh, chuyển đổi năng lượng hóa thạch…
Cần Thơ tiết kiệm điện hơn 30 triệu kWh
Theo thống kê, 6 tháng năm 2023, toàn TP. Cần Thơ tiết kiệm điện hơn 30 triệu kWh, đạt trên 134% so với kế hoạch đề ra. Kết quả này chính là nhờ sự phối hợp tích cực giữa Công ty Ðiện lực TP. Cần Thơ với các ngành hữu quan thành phố và các địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm.
Cụ thể, trong 6 tháng năm 2023, nhu cầu sử dụng điện sản xuất kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố gia tăng. Do đó, để đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân, ngoài triển khai công tác đầu tư cải tạo và xây dựng mới các công trình đường lưới điện 110kV, nâng cấp các trạm biến áp, điện lực các quận, huyện còn tăng cường kiểm tra các đường dây trung áp, hạ áp và các trạm biến áp tại các khu vực có khả năng xảy ra quá tải; hạn chế cắt điện để thi công các công trình điện; chủ động triển khai các phương án bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp… nhằm giảm thiểu sự cố, đảm bảo cấp điện ổn định cho thành phố.
Cùng với các giải pháp kỹ thuật, Công ty Ðiện lực TP. Cần Thơ còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện bằng nhiều hình thức, như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Website của Công ty nhằm vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; khuyến khích khách hàng sử dụng điện cài đặt App chăm sóc khách hàng chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Ðiện lực miền Nam (EVNSPC), tra cứu các dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hay qua Zalo của ngành điện... để nắm bắt các thông tin, dịch vụ điện hiện có của ngành điện.
Theo ông Huỳnh Hữu Kỳ, Phó Giám đốc Công ty Ðiện lực TP. Cần Thơ, trong 6 tháng năm 2023, Công ty đã phối hợp với Thành đoàn Cần Thơ và các địa phương triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch "Giờ trái đất", đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện, gắn với công tác bảo vệ môi trường tại 9 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Ðồng thời, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Cần Thơ tổ chức hội thi "Phụ nữ Cần Thơ tiết kiệm điện"…
Đồng thời, Công ty Điện lực Cần Thơ cũng đã vận động các đơn vị hành chính sự nghiệp lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tiết kiệm điện tại đơn vị; vận động các đơn vị chiếu sáng công cộng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cắt giảm công suất, nhưng vẫn đảm bảo thời gian chiếu sáng hợp lý vào ban đêm, nhất là đối với các hệ thống chiếu sáng đường phố, công viên, quảng trường… Vận động các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư nên cắt giảm ít nhất 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời từ 20 giờ đêm hằng ngày... Yêu cầu điện lực 9 quận, huyện làm việc với các khách hàng là các doanh nghiệp có mức tiêu thụ điện trên 1 triệu kWh điện/năm thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện, nhằm chống quá tải lưới điện vào các khung giờ cao điểm…
Vận động các hộ sử dụng điện sinh hoạt hưởng ứng tiết kiệm điện bằng các hành động cụ thể như không đặt nhiệt độ điều hòa dưới 26 độ C; tắt các thiết bị điện khi không cần thiết sử dụng; sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn… Vận động các khách hàng sản xuất công nghiệp sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã đăng ký với đơn vị điện lực; kết hợp cắt giảm ít nhất 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên không hoạt động nhiều tại các nhà xưởng, cơ sở sản xuất; đồng thời, dịch chuyển một phần các hoạt động sản xuất sau 22 giờ đêm; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm.
Nhờ triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền tiết kiệm điện tới cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, nên qua 6 tháng đầu năm 2023, toàn TP Cần Thơ tiết kiệm điện hơn 30 triệu kWh điện. Song, để đảm bảo công tác cung ứng điện ổn định cho thành phố, những tháng còn lại năm 2023, Công ty Ðiện lực TP. Cần Thơ sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phương án điều hành cung cấp điện, nhất là tăng cường khả năng ứng phó đối với trường hợp xảy ra mất cân đối cung - cầu điện; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động khách hàng thực hiện tiết kiệm điện, góp phần giúp ngành điện thực hiện tốt vai trò cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2023.