【sevilla vs getafe】Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học công lập: Mới chỉ tự chủ về chi...
|
Cơ chế tự chủ là đúng hướng
Từ năm 2006 đến nay, cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập từng bước đổi mới, theo hướng nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm về tài chính. Các cơ sở giáo dục ĐH công lập có quyền tự chủ ngày càng cao, trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giao; được tự chủ trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thu, phát huy tiềm năng về cơ sở vật chất, tài sản hiện có, đội ngũ giảng viên, để mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội.
Các trường có điều kiện tăng nguồn tài chính, tạo lập nguồn tài sản cố định; tham gia các hoạt động dịch vụ để tăng cường tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường…
PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ – Phó Giám đốc Học viện Tài chính - người trực tiếp phụ trách lĩnh vực tài chính của Học viện cho rằng: Nghị định 43 tạo khung pháp lý để các trường tổ chức các hoạt động tài chính một cách hiệu quả hơn, đáp ứng mục tiêu, sứ mạng tốt hơn.
Ví dụ, mở rộng quyền huy động vốn; mở rộng quyền tổ chức các hoạt động dịch vụ, liên doanh liên kết theo chức năng nhiệm vụ…
“Nghị định 43 đã đảm bảo sự công khai, minh bạch, thừa nhận các trường là chủ thể, có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực của mình” – PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ nhấn mạnh.
Còn nhiều tồn tại, bất cập
Một trong những bất cập là được tự chủ tài chính, nhưng không được tự chủ về mức thu học phí. Các cơ sở đào tạo vẫn phải thực hiện mức thu học phí theo “trần” quy định thấp, không đủ bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên. Điều này dẫn đến, việc thực hiện tự chủ tài chính không thực chất.
Cũng theo ông Nguyễn Trọng Cơ, Nghị định 43 mới chỉ giao một phần quyền tự chủ tài chính cho các trường trong tổ chức chi, mà chưa được tự chủ trong thiết lập học phí tương ứng với chất lượng đào tạo. Mặc dù khung học phí năm 1998 đã được được sửa đổi bằng Nghị định 49/2010/NĐ-CP.
Theo đó, cho phép nâng mức trần học phí và bổ sung hệ số điều chỉnh cho các bậc học, nhưng vẫn là một khung học phí thấp, chưa bù đắp chi phí đào tạo, chưa góp phần nâng cao chất lượng của các trường.
Ngoài ra, theo phản ánh của nhiều trường, việc phân bổ NSNN hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố “đầu vào”, nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn lực NSNN với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, mức chi phí chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nhiều hoạt động thực hành, thực tập bị cắt giảm, do vậy không đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ và tăng cường cơ sở vật chất...
Tại hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả”, do Bộ Tài chính tổ chức mới đây, GS.TS Hoàng Văn Châu- Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương đã thẳng thắn cho rằng: “Trường tự chủ, nhưng quyền lợi từ cơ chế về nguồn thu không được hưởng hơn so với các trường ĐH công lập khác.
Trường không thể phát triển thêm nguồn thu để tự đảm bảo và do đó không thể thực hiện định mức chi cao hơn. Mặc dù, hàng năm, trường thu trên 100 tỷ đồng nhưng cũng chỉ đáp ứng đủ chi cho đào tạo”… Và do vậy, trường tự chủ không có “động lực” phát triển hơn so với trường không được tự chủ.
PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ chia sẻ: “Trường thuận lợi là mở ra vấn đề được tự chủ nhưng lại gặp nhiều khó khăn vì thiếu đồng bộ tự chủ tài chính với nhân sự, bộ máy… Khi tuyển nhân sự đều phải qua bộ chủ quản, gặp rất nhiều khó khăn vì giáo viên phải thi theo luật công chức. Bên cạnh đó, định mức thu - chi tồn tại mấy chục năm nay vận dụng hiện giờ thì không thể thực hiện tự chủ với định mức đã đặt ra”.
Một trong bất cập nữa được PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ chỉ ra, là các trường chưa được tự chủ trong sử dụng cơ sở vật chất được giao, đặc biệt là sử dụng đất đai, tài sản để liên doanh liên kết và cho thuê.
Nguồn thu này phải nộp cho ngân sách 100% hoặc Nhà nước thu hồi lại phần diện tích cho thuê dẫn tới không khuyến khích các trường chủ động, tích cực tìm kiếm nguồn thu...
Về cơ chế tài chính thời gian qua - thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP (Nghị định 43) của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính - đối với giáo dục đại học (ĐH) công lập, nhiều ý kiến cho rằng, đã tạo điều kiện cho các trường ĐH chủ động tổ chức hoạt động chuyên môn, gắn việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính với chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, việc trao quyền tự chủ chưa đạt được yêu cầu. |
Sâm Linh
(责任编辑:World Cup)
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·TP. Huế kêu gọi nhân lực tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID
- ·Vietcombank Huế tài trợ 10 bơm tiêm điện cho Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID
- ·Tối 19/7: Thêm 2.180 ca mắc COVID
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Dự báo giá tiêu ngày 15/7/2024: Ổn định quanh mốc 150.000 đồng/kg
- ·Cứu thành công sản phụ mắc COVID
- ·Lượng công dân từ vùng dịch về vẫn tăng mạnh
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Bắt đầu xét duyệt danh sách đón công dân về từ TP. Hồ Chí Minh
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Mỹ điều oanh tạc cơ B
- ·Gấp rút thi công bàn giao Bệnh viện Dã chiến số 14
- ·Giữ chặt “cửa” các trung tâm mua sắm
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Mỹ nói UAV Iran tấn công tàu chở hóa chất gần Ấn Độ
- ·Trước 12/8, hoàn tất việc lấy mẫu sàng lọc COVID
- ·Tỷ giá hôm nay (19/2): Triển vọng tăng giá của đồng USD không rõ ràng
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Ông Kim Jong Un nói Triều Tiên không ngại sử dụng vũ khí hạt nhân