Empire777Empire777

【lịch thi đấu đêm nay và ngày mai】Tiếp tục hút dòng vốn ngoại có chọn lọc

Đại biểu Quốc hội: Lưu ý xuất khẩu tăng mạnh nhưng phụ thuộc FDI
Rà soát các dự án FDI quy mô vốn lớn,ếptụchútdòngvốnngoạicóchọnlọlịch thi đấu đêm nay và ngày mai sử dụng nhiều đất
Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD
Doanh nghiệp FDI chiếm 73,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước
Tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, vốn đầu tư FDI toàn cầu có thể suy giảm	Ảnh: ST
Tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, vốn đầu tư FDI toàn cầu có thể suy giảm Ảnh: ST

Việt Nam vẫn là điểm sáng

Đã có 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 43,8% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2,06 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư, tăng 12,6% so với cùng kỳ.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 11,71 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tuy vốn đăng ký mới giảm 53,4%, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 6,8 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất.

Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 48 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2022. Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,52 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 1,65 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn. TP.HCM xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn và giảm nhẹ 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, dịch bệnh đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn các hoạt động luân chuyển hàng hóa, làm trì hoãn tiến độ thực hiện các dự án, khiến các tập đoàn, tổng công ty đa quốc gia buộc phải tính toán chiến lược đầu tư, các nước đều phải nghiên cứu thay đổi chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp với bối cảnh mới. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI. Các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ và ASEAN tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

“Việc nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn có nguyên nhân quan trọng từ những giải pháp rất hiệu quả của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong việc kiểm soát linh hoạt, hiệu quả dịch Covid-19 để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và phục hồi phát triển kinh tế”, ông Trần Duy Đông nói.

Đón làn sóng chuyển dịch đầu tư

Ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư từ các nước phát triển, đối tác tiềm năng hàng đầu thế giới với trình độ quản trị hiện đại, trong đó có đối tác Pháp vào các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao; dịch vụ tài chính, logistics; các ngành công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là thu hút đầu tư vào KCN khoa học công nghệ... để Bình Dương trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dù cơ hội đón vốn FDI là rất lớn nhưng cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI đang ngày càng quyết liệt, nhất là trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế.

“Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung thực hiện biện pháp phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tăng năng suất khu vực dịch vụ và khu vực sản xuất kinh doanh, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bổ sung chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ; bổ sung các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư FDI hiệu quả, chất lượng cao. Đồng thời, sự phát triển theo cấp số nhân của thương mại điện tử, đặc biệt là sự gia tăng đột biến của hình thái giao thương hiện đại này trong thời kỳ đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu rất lớn về bất động sản kho bãi, dịch vụ logistics… Trong bối cảnh đó, cần có thêm những chính sách, cơ chế để ngành công nghiệp hậu cần và kho bãi trở thành một cấu phần quan trọng của ngành bất động sản công nghiệp”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết thêm.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, Việt Nam đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư mới, trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng của thế giới bằng cách tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thu hút có chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE):

Tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, vốn đầu tư FDI toàn cầu có thể suy giảm. Thêm vào đó, cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, do đó Việt Nam khó đạt được mục tiêu về chất lượng và hiệu quả kinh tế-xã hội nếu không sàng lọc các dự án FDI chất lượng cao.

Thực trạng hiện nay, số dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn từ Mỹ và châu Âu chỉ chiếm 5%; FDI chủ yếu tập trung ở một số ngành có trình độ công nghệ thấp để tận dụng chi phí lao động rẻ, hưởng ưu đãi đầu tư. Số lượng doanh nghiệp FDI thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) còn ít; hiệu quả kinh tế của nhiều doanh nghiệp FDI chưa tương xứng với quy mô vốn, năng lực và những ưu đãi đầu tư được hưởng... Tình trạng chuyển giá, trốn thuế vẫn tồn tại...

Ông John Campbell, Phó Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Công Nghiệp Savills Việt Nam:

Với những điều kiện thuận lợi về chính sách kinh tế và môi trường kinh doanh, Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo. Trong năm 2021, chúng tôi ghi nhận lượng lớn vốn FDI sản xuất tập trung tại khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, bước sang quý 1/2022, dòng vốn này đang chảy vào các tỉnh thành phía Nam, chiếm 88% tổng vốn đăng ký. Điều này là nhờ vào khoản đầu tư trị giá 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Lego tại Bình Dương và Coca-Cola trị giá 136 triệu USD tại Long An.

Các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và chiến dịch tiêm chủng thành công của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo cơ sở vững chắc cho các DN FDI đặt niềm tin vào sự phục hồi thị trường của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phát triển ngoài mong đợi vào năm 2022 khi nhu cầu trong nước phục hồi và dòng FDI vẫn tăng trưởng ổn định.

Đáng chú ý, từ cuối năm 2021 đến nay, chúng ta đã có một số bước phát triển tích cực, mới nhất là việc mở lại biên giới và miễn visa cho công dân của 13 quốc gia. Điều này rất có ý nghĩa với các chủ đầu tư cũng như khách thuê là các công ty đa quốc gia chưa thể đến Việt Nam. Các công ty này có thể đến xem dự án trực tiếp, ký hợp đồng thuê, thiết lập các cơ sở tại Việt Nam cũng như hoàn thiện giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xuân Thảo (ghi)

赞(99)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【lịch thi đấu đêm nay và ngày mai】Tiếp tục hút dòng vốn ngoại có chọn lọc