【kết quả vòng 3 ngoại hạng anh】Cảng biển phía Nam khởi sắc đầu năm

 人参与 | 时间:2025-01-26 02:06:53
Ngành Hải quan thực hiện nhiều giải pháp để hàng hóa thông quan thông suốt
Bất chấp Covid-19,ảngbiểnphíaNamkhởisắcđầunăkết quả vòng 3 ngoại hạng anh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam báo lãi khủng
Năm 2021: Lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt hơn 703 triệu tấn
Cảng biển phía Nam khởi sắc đầu năm
Những container hàng đầu tiên được xếp lên tàu trong đêm giao thừa tại cảng Tân Cảng- Cát Lái. Ảnh: Quốc Khánh

Hơn 900 lao động làm hàng đêm giao thừa

Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn vẫn hoạt động bình thường. Để thực hiện hoạt động sản xuất trong dịp nghỉ Tết tại cảng Tân Cảng - Cát Lái, mỗi ca sản xuất phải bố trí hơn 900 người lao động trực tiếp, quản lý, điều hành và phục vụ.

Đại tá Ngô Minh Thuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng cho biết, trong những ngày Tết, trung bình cảng Tân cảng - Cát Lái đón hơn 10 chuyến tàu/ngày, sản lượng thông qua 118.097 Teu, tương đương hơn 1,65 triệu tấn hàng hóa. Riêng trong đêm giao thừa, cảng đón 7 tàu container làm hàng. Trong đó, lô hàng đầu tiên được xếp lên Tàu CAPE QUEST của hãng tàu CMA CGM (Pháp) chở theo hàng trăm container hàng xuất khẩu.

Tổng sản lượng xếp dỡ trong đêm giao thừa tại cảng Tân Cảng - Cát Lái khoảng 15.000 Teu (tương đương 210.000 tấn hàng). Năm 2022, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phấn đấu sản xuất kinh doanh tăng 6% so với năm 2021.

Được biết, trong năm 2021, mặc dù chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, song Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh với tổng sản lượng container thông qua các cảng thuộc hệ thống cảng của đơn vị này đạt hơn 9,2 triệu Teu (tương đương 130 triệu tấn hàng hóa), tăng 4,7% so với năm 2020.

Theo Đại tá Ngô Minh Thuấn, đạt kết quả như trên, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ cho khách hàng; mở rộng phạm vi áp dụng chữ ký số cho trên 65% đầu mục công văn, tài liệu, giao dịch nội bộ; triển khai tính năng vào sổ tàu thanh lý hàng xuất khẩu qua mạng; qua đó giảm 70% lượng khách hàng không phải đến giao dịch trực tiếp.

Hiện nay, Tân Cảng Sài Gòn đang đảm nhận dịch vụ cảng cho trên 55% thị phần sản lượng container xuất nhập khẩu thông qua các cảng biển cả nước. Riêng cảng Tân Cảng - Cát Lái tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng với sản lượng thông qua đạt hơn 5,3 triệu Teu (tương đương 75 triệu tấn hàng hóa).

Ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong những năm qua, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn luôn khẳng định vị thế số một về khai thác cảng biển tại Việt Nam. Với tinh thần "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cần tích cực, chủ động thích ứng một cách nhanh nhất, có các phương án ứng phó kịp thời trước những biến chủng mới phát sinh của đại dịch Covid-19 để đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Kỳ vọng cụm cảng nước sâu

Không chỉ tấp nập hàng hóa tại cảng Tân cảng - Cát Lái, những ngày đầu năm, các cảng biển phía Nam, đặc biệt là cụm cảng nước sâu Cái Mép- Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu) liên tục đón các chuyến tàu container XNK hàng hóa. Tại cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT), ngoài 4 chuyến tàu container cập cảng hàng tuần, còn thường xuyên đón thêm các tàu tăng cường.

Cảng biển phía Nam khởi sắc đầu năm
Nhiều chuyến hàng xuất khẩu khởi hành từ cảng TCIT những ngày đầu năm mới. Ảnh: Quốc Khánh

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Tổng Giám đốc cảng CMIT cho biết, CMIT vừa đưa cẩu bờ STS số 6, loại super post-panamax siêu lớn vào vận hành, tăng đáng kể năng suất khai thác để các tàu mẹ làm hàng nhanh hơn. Nhờ đó, từ cuối tháng 12/2021, các tuyến vận tải chính vẫn được duy trì. “Việc đầu tư thêm cẩu bờ siêu lớn và các trang thiết bị khác là kết quả của nỗ lực không ngừng của CMIT và là bước đầu quan trọng trong chiến lược mở rộng kinh doanh khai thác cảng. Điều này giúp CMIT sẵn sàng các nguồn lực để đáp ứng tốt hơn tiềm năng tăng trưởng ngoại thương của Việt Nam trong thời gian sắp tới”, ông Nguyễn Xuân Kỳ chia sẻ.

Cảng Sài Gòn – SSA (cảng SSIT) cũng đã liên tiếp đón 2 tuyến tàu mới đi từ Bắc Mỹ, Canada sang trong những ngày đầu năm mới. Đây là tín hiệu tốt trong việc hồi phục hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và tạo động lực tích cực cho sản xuất kinh doanh của SSIT. Năm 2022, SSIT kỳ vọng tăng trưởng về hàng hóa xuất nhập khẩu, tốc độ hàng hóa thông qua cảng Cái Mép- Thị Vải sẽ tiếp tục đạt 2 con số.

Nhiều cảng khác nằm trong cụm cảng Cát Mép- Thị Vải liên tiếp đón nhiều chuyến tàu làm hàng trong năm mới. Trong đó, cảng Quốc tế Tân cảng – Cái Mép (TCIT) đón tổng số tuyến dịch vụ quốc tế với 8 - 12 tuyến/tuần, kết nối với Bắc Mỹ, Canada, các cảng chính đi châu Âu và nội Á.

Trong năm 2021, TCIT tiếp nhận 350 tàu mẹ của 10 tuyến dịch vụ quốc tế kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam với các thị trường xuất khẩu chính, như: Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á, với sản lượng đạt gần 2,1 triệu Teu, chiếm 40% thị phần khu vực cụm Cái Mép – Thị Vải, tiếp tục giữ vững vị thế cảng nước sâu lớn nhất cả nước và là cảng có sản lượng thông qua lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau cảng Tân Cảng – Cát Lái.

Năm 2022, TCIT sẽ tiếp tục đầu tư các trang thiết bị tăng năng lực khai thác để tiếp tục khẳng định năng lực khi tiếp nhận và khai thác cỡ tàu lên đến 14.000 Teu và tiếp tục thiết lập các kỷ lục về sản lượng xếp dỡ tàu mẹ.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp cảng biển đang nỗ lực đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin để gia tăng chất lượng dịch vụ, đảm nhận trọng trách kết nối hàng hóa XNK của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

顶: 384踩: 3251