【lịch thi đấu bundesliga 2024】Bộ trưởng Tài chính nói về quản lý rủi ro đối với nợ công
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:25:08 评论数:
- TheộtrưởngTàichínhnóivềquảnlýrủirođốivớinợcôlịch thi đấu bundesliga 2024o Bộ trưởng Tài chính, ngoài việc có các điều khoản cụ thể về quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại, quản lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ, cần quy định các nội dung cụ thể hướng dẫn quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công.
Trình bày tờ trình dự án luật Quản lý nợ công (sửa đổi) sáng nay, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, qua 7 năm triển khai thực hiện luật Quản lý nợ công, cơ cấu nợ đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng vay nợ trong nước, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; chủ động trả nợ đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ trả nợ theo cam kết…
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng |
Tuy nhiên, công tác quản lý nợ công cũng đã bộc lộ một số bất cập. Trong đó, đáng lưu ý là nợ công tăng nhanh.
Bộ trưởng Tài chính chỉ ra, chỉ tính riêng quy mô dư nợ nước ngoài của Chính phủ (trong đó vay ODA, vay ưu đãi chiếm trên 94%) đến cuối năm 2015 so với cuối năm 2001 đã tăng 6,5 lần. Các khoản nợ tập trung vào 3 nhà tài trợ chính: Ngân hàng Thế giới tăng 11,5 lần (23.900 tỉ đồng tăng lên 274.200 tỉ đồng); Ngân hàng Phát triển Châu Á tăng 20,3 lần (7.500 tỉ đồng lên 151.100 tỉ đồng); Nhật Bản tăng 6,8 lần (35.900 tỉ đồng lên 243.900 tỉ đồng).
Ngoài ra, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ cũng là một trong những tồn tại. Việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; phân bổ vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải và hiệu quả đầu tư chưa cao. Đã phát sinh những rủi ro từ các dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và vốn vay Chính phủ bảo lãnh dẫn đến Chính phủ phải trả nợ thay.
Để khắc phục hạn chế trong quản lý rủi ro đối với nợ công, theo Bộ trưởng Tài chính, dự luật ngoài việc có các điều khoản cụ thể về quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại, về quản lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ, còn quy định các nội dung cụ thể hướng dẫn quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công, từ việc nhận diện rủi ro, phân loại rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, biện pháp xử lý khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến nợ công.
Dự luật cũng quy định điều kiện được vay lại gồm: tình hình tài chính lành mạnh; nợ quá hạn không quá 5%; đáp ứng các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định; tổng mức dư nợ vay lại chịu rủi ro tín dụng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu thực có của từng tổ chức tài chính - tín dụng tại thời điểm xem xét cho vay lại….
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định nhằm phân định rõ hơn việc phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý, đối tượng, điều kiện cấp bảo lãnh, kiểm soát rủi ro đối với bảo lãnh Chính phủ, vay về cho vay lại vốn vay nước ngoài; trách nhiệm của tổ chức thẩm định...
Báo cáo cũng nêu đa số ý kiến thống nhất nội dung không tính vào nợ công các khoản nợ NHNN Việt Nam phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ, nợ tự vay tự trả của DNNN, của đơn vị sự nghiệp công lập.
"Việc DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập tự vay, tự trả thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Trong trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác”, ông Hải nói.
Cũng theo báo cáo thẩm tra, việc không trả được nợ nước ngoài của DNNN có thể ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của quốc gia và trên thực tế đã có trường hợp Nhà nước phải trả nợ thay. Do đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định nhằm tăng cường quản lý, giảm thiểu rủi ro đối với khoản nợ này.
Bộ Chính trị chỉ đạo cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.