设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【al hala】Nâng "chất" lao động xuất khẩu 正文

【al hala】Nâng "chất" lao động xuất khẩu

来源:Empire777 编辑:Thể thao 时间:2025-01-12 12:31:06
Phát triển nguồn lao động chất lượng cao cho thị trường các nước Đông Á
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao: Kỳ 3: Việt Nam cần lực lượng lao động có kỹ năng tốt hơn để nâng tầm phát triển kinh tế
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao: Kỳ 2: “Chìa khóa” thu hút và giữ chân người lao động

Phát biểu tại Hội thảo “Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp” được tổ chức ngày 16/8 tại Hà Nội,chấtal hala ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt; thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gia tăng đáng kể.

Ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương:

"Lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên hàng năm. Trong 3 năm gần đây 2019-2021 có giảm do dịch bệnh và các yếu tố khác. Nhìn chung giai đoạn 10 năm 2012 đến nay so với giai đoạn trước (1998-2012) tăng cả về số lượng và nâng lên về chất lượng. Mục tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp một phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước".

Nhiều thị trường mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, CHLB Đức, CH Séc, Slovakia, Rumani.

Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm. Trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã đưa được gần 1 triệu lao động lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế và trong nước liên tục biến động, lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình thế giới và bối cảnh thị trường lao động trong nước. Trong thời gian qua đã chứng kiến những biến động quốc tế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các quốc gia đều tập trung phòng - chống dịch, thực hiện các biện pháp mạnh như đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội… tập trung mọi nguồn lực cho nghiên cứu, sản xuất và tiêm phòng Covid-19. Việc này dẫn tới đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tiêu cực tới nền kinh tế, làm giảm nhu cầu sử dụng lao động của nhiều quốc gia...

Trong bối cảnh đó, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao để đảm bảo hoạt động này đạt hiệu quả, đi vào thực chất, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Nâng
Trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã đưa được gần 1 triệu lao động lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Internet.

Theo bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, di cư lao động là vấn đề phức tạp, đặc biệt ở châu Á. Nghiên cứu khác nhau cũng chỉ ra lao động Việt Nam gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin di cư an toàn. Lao động nữ là nhóm yếu thế nhất và có nguy cơ bị phân biệt đối xử, gặp khó khăn về ngôn ngữ, thiếu cơ hội đào tạo và những yêu tố khác. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến việc làm bền vững của lao động Việt Nam.

Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam nhấn mạnh, ILO kêu gọi xây dựng chương trình nghị sự về di cư công bằng, góp phần đem lại cơ hội thực sự cho lao động có việc làm thỏa đáng; kêu gọi cho hoạt động di cư trở thành sự lựa chọn bằng cách tạo ra việc làm tốt tại các quốc gia, tôn trọng quyền của con người, tuyển dụng công bằng, tạo sân chơi bình đẳng cho lao động, thúc đẩy các hiệp định song phương nhằm đảm bảo hoạt động lao động di cư cho các quốc gia thành viên; thúc đẩy đối thoại xã hội với sự tham gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tổ chức công đoàn.

Với sự tham gia của gần 300 đại biểu, Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận với phần tham luận của các diễn giả, tập trung vào các vấn đề: kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thực hiện chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc không về nước sau khi kết thúc hợp đồng làm việc; đề xuất định hướng lãnh đạo đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; giải pháp chuyển đổi số gắn với việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong quản lý lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.

热门文章

1.0158s , 7219.2734375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【al hala】Nâng "chất" lao động xuất khẩu,Empire777  

sitemap

Top