Ba ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy chuyến thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Mike Pompeo,ốcxemxtlạiviệcmởvănphnglinlạclinTriềty le keo bd truc tuyen Hàn Quốc tuyên bố sẽ xem xét lại việc mở văn phòng liên lạc liên Triều. Theo Yonhap, điều này cho thấy khả năng trì hoãn việc mở văn phòng liên lạc liên Triều trong bối cảnh các cuộc đàm phán Mỹ-Triều nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng dường như đang rơi vào bế tắc. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27-8, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom nêu rõ: “Việc mở văn phòng liên lạc đã được lên kế hoạch trên cơ sở những nỗ lực phi hạt nhân hóa diễn ra thuận lợi, như cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và chuyến thăm Triều Tiên trước đó của Ngoại trưởng Mike Pompeo. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng cần xem xét lại vấn đề này một lần nữa vì có một diễn tiến mới xuất hiện”. Việc mở văn phòng liên lạc liên Triều là một trong những nội dung thỏa thuận của Tuyên bố Panmunjom được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều ngày 27-4 vừa qua. Hai bên dự định thiết lập văn phòng liên lạc chung tại Kaesong vào tháng 8 này. Đài Phát thanh và Truyền hình Hàn Quốc ngày 18-8 dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết, Seoul và Bình Nhưỡng gần như đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho việc thành lập văn phòng thuộc lãnh thổ của Triều Tiên. Hiện chỉ cần tiến hành thêm các thủ tục hành chính liên quan. | | Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (bên trái) gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thăm Triều Tiên hồi tháng 5-2018. Ảnh: Reuters. |
Tại cuộc họp báo, ông Kim Eui-kyeom lưu ý rằng, phía Triều Tiên có thể cũng muốn xem xét lại việc mở văn phòng liên lạc liên Triều. “Vấn đề này không phải chỉ riêng chính phủ Hàn Quốc quyết định mà phải có sự thảo luận với phía Triều Tiên. Seoul vẫn chưa biết Bình Nhưỡng đánh giá thế nào về sự thay đổi tình hình hiện nay”, Yonhap dẫn lời ông Kim Eui-kyeom. “Diễn tiến mới” hay “sự thay đổi tình hình hiện nay” mà phát ngôn viên Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom nói đến chính là việc ngày 24-8, Tổng thống Donald Trump cho biết đã yêu cầu Ngoại trưởng Mike Pompeo không tới Triều Tiên vào thời điểm hiện tại với lý do chưa cảm thấy có đủ tiến triển liên quan đến việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Mỹ đang thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại, ông chủ Nhà Trắng bày tỏ hoài nghi về sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ quá trình phi hạt nhân hóa như đã từng làm trước đây. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết thêm, Ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn sẽ đến Triều Tiên “trong tương lai gần” khi quan hệ thương mại Mỹ-Trung được “giải quyết”. Trước đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ thông báo sẽ trở lại Triều Tiên trong tuần này để bước vào giai đoạn tiếp theo nhằm bảo đảm “sự phi hạt nhân hóa Triều Tiên lần cuối, có thể kiểm chứng đầy đủ”. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã 3 lần tới thăm Triều Tiên vào tháng 4, tháng 5 và tháng 7 vừa qua. Ngày 27-8, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom cho rằng việc Mỹ bất ngờ hủy chuyến thăm theo kế hoạch của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng “không thể nói là không có tác động gì” tới kế hoạch mở văn phòng liên lạc liên Triều. Cũng theo Reuters, ngày 26-8, trong một bài viết, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã cáo buộc Mỹ “hai mặt” và có âm mưu chống phá Bình Nhưỡng sau khi Washington đột ngột hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo. Bài viết dẫn nguồn từ một hãng truyền thông Hàn Quốc cho biết, một đơn vị đặc nhiệm của Mỹ đóng quân tại Nhật Bản đang tiến hành cuộc tập trận trên không nhằm “xâm nhập Bình Nhưỡng”. Bài viết nhấn mạnh, Triều Tiên không thể chịu đựng sự “hai mặt” của Mỹ khi Washington “vừa bận rộn với cuộc tập trận bí mật, vừa tiến hành đối thoại với thái độ niềm nở”. Bài viết cũng hối thúc Washington từ bỏ “canh bạc quân sự vô nghĩa” và thực thi thỏa thuận mà Mỹ và Triều Tiên đã đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước ở Singapore hồi tháng 6-2018 nhằm hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Theo HOÀNG VŨ/qdnd.vn |