【bong da trực tiếp】Đảm bảo xoá nợ thuế đúng đối tượng

dam bao xoa no thue dung doi tuongXóa nợ thuế cho Công ty CP Du lịch Bạc Liêu
dam bao xoa no thue dung doi tuongXoá nợ thuế cho Công ty dịch vụ Việt Kiều và hợp tác quốc tế
dam bao xoa no thue dung doi tuongXóa nợ thuế của một số doanh nghiệp tại Lào Cai,Đảmbảoxoánợthuếđúngđốitượbong da trực tiếp Hà Nội, Phú Thọ
dam bao xoa no thue dung doi tuongTrường hợp nào được khoanh nợ thuế?
dam bao xoa no thue dung doi tuong
Nhiều trường hợp sẽ được xoá nợ thuế nếu đủ điều kiện. Ảnh: TL.

Quản lý chặt đối tượng được xoá nợ thuế

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ 1/7/2020 đã quy định cụ thể 4 trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. Các trường hợp được xóa nợ là người nộp thuế đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản, kể cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế còn nợ; hoặc đã bị phá sản theo quyết định của tòa án và không còn tài sản để nộp thuế; hoặc người nộp thuế đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh, cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thu nợ nhưng người nộp thuế không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp còn nợ và khoản nợ thuế đã quá 10 năm không còn khả năng thu hồi.

Theo ý kiến đánh giá của nhiều chuyên gia, quy định nêu trên được cho là phù hợp với thông lệ quốc tế vì hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ chế để thực hiện việc xóa nợ cho những khoản nợ thuế không còn khả năng thu hồi. Thậm chí, có một số nước còn cho xóa nợ thuế đối với một số cá nhân nếu như có được các bằng chứng để chứng minh rằng việc thanh toán tiền nợ thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bản thân người nộp thuế cũng như người phụ thuộc, người nộp thuế chỉ còn tài sản đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt thông thường.

Để đảm bảo tính nghiêm minh, minh bạch của việc xoá nợ, tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền xóa nợ thuế khá chặt chẽ, phải thực hiện qua nhiều cấp, nhiều khâu, từ cấp chi cục thuế, cấp cục thuế là cơ quan Thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, đến UBND cấp tỉnh, thành phố, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, việc xóa nợ thuế cũng phải được lấy ý kiến của các cơ quan, ban ngành, qua nhiều bộ phận có liên quan và công khai lên trên các phương tiện thông tin đại chúng, chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của người dân, doanh nghiệp, Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quốc hội. Hàng năm, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải báo cáo tình hình và kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp đầu năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính phải tổng hợp tình hình xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để Chính phủ báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách nhà nước.

Riêng đối với các trường hợp chây ỳ, không nộp tiền thuế, tẩu tán tài sản, cố tình chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, Tổng cục Thuế sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật để thu hồi tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Nộp lại tiền thuế đã được xoá nếu quay lại kinh doanh

Để đảm bảo chặt chẽ trong việc thực hiện xóa nợ đọng thuế, tránh lợi dụng thất thu ngân sách nhà nước, tại Khoản 5 Điều 85 Luật Quản lý thuế giao Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, đã phá sản, đã được xóa nợ thuế, nếu muốn quay trở lại hoạt động kinh doanh thì phải nộp tiền nợ thuế đã được xóa, kể cả tiền chậm nộp và tiền phạt mà cơ quan thuế đã có quyết định xử lý trước đây.

Để đảm bảo xóa nợ thuế đúng đối tượng và kiểm soát việc nợ thuế - xoá nợ - thành lập doanh nghiệp mới, dự thảo Nghị định đã quy định việc phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương trong việc hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho người nộp thuế đã được xóa nợ. Theo đó, việc trao đổi thông tin doanh nghiệp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh được thực hiện thông qua mạng điện tử kết nối giữa hệ thống thông tin thuế và hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự trao đổi thông tin được thực hiện đó là cơ quan quản lý thuế cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin về người nộp thuế đã được xóa nợ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thành lập hộ kinh doanh... của người đã được xóa nợ. Cơ quan quản lý thuế cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh thông tin về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế đã được xóa nợ.

Dự thảo cũng nêu rõ, cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ khi chưa hoàn trả vào ngân sách nhà nước số tiền thuế đã được xóa nợ.

Nhà cái uy tín
上一篇:Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
下一篇:Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội