(HG) - Chiều ngày 26-10,ầnxydựngchiếnlượcchungvềxuấtkhẩurauquảbong dá lu Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương cùng các Đại sứ quán - phái đoàn Việt Nam tại châu Âu tổ chức Tọa đàm trực tuyến về xuất khẩu rau quả sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). Tham dự tọa đàm trực tuyến tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang có lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Tọa đàm tập trung thông tin tổng quan, yêu cầu thị trường EU và trao đổi, kiến nghị các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường EU, tận dụng hiệu quả hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hỗ trợ các ngành xuất khẩu vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. Theo ông Trần Văn Công, Tham tán nông nghiệp tại EU, châu Âu là thị trường nhiều tiềm năng với giá trị nhập khẩu các loại rau quả khoảng 35 tỉ Euro. Trong đó giá trị nhập khẩu mỗi năm khoảng 135 triệu Euro các loại rau củ quả từ Việt Nam bao gồm thanh long, dừa, khóm, nhãn, vải, chanh không hạt, khoai lang, các loại nông sản khác theo mùa… Thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường EU hiện nay là hơn 90% các dòng thuế được cắt giảm khi gia nhập hiệp định thương mại tự do EVFTA, chất lượng rau củ quả Việt Nam ngày càng cao, có khả năng thâm nhập sâu vào thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã kết nối trực tiếp với các nước, liên kết để nâng cao thị phần, vị thế của trái cây Việt Nam tại thị trường EU. Tuy nhiên đây cũng là thị trường khắt khe, đòi hỏi nhiều quy định về chứng nhận kiểm dịch, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh trong các sản phẩm, bao bì, nhãn mác… Tọa đàm có 4 phiên thảo luận giữa các cơ quan đại diện, doanh nghiệp và địa phương. Hậu Giang hiện nay có 132 vùng trồng sản xuất cây ăn trái có mã số xuất khẩu với diện tích 2.058ha. Trong đó xuất khẩu sang thị trường châu Âu là 4 vùng trồng sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 1.634 tấn. Mặt hàng nông sản chính là chanh không hạt và bưởi da xanh. Dự kiến đến cuối năm ngành nông nghiệp sẽ thẩm định thêm 2 vùng trồng xuất khẩu sang châu Âu với diện tích 48ha. Qua các phiên thảo luận của các cơ quan đại diện tại EU, doanh nghiệp và địa phương Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ ra thách thức lớn nhất hiện nay là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng. Do đó cần thiết xây dựng chiến lược chung đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, vượt qua khó khăn nhất là trong bối cảnh đại dịch. Địa phương cần tổ chức sản xuất, hình thành các mã vùng trồng quy mô lớn. Quan trọng nhất là liên kết chặt chẽ với các bộ ngành, doanh nghiệp và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, từ các khâu quảng bá hình ảnh xúc tiến thương mại, logistics, phát triển thị trường thay vì cách làm riêng lẻ như hiện nay. Có như vậy mới tận dụng hết được tiềm năng, thế mạnh và tạo thế cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu lớn. T.TRANG |