您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【soi kèo barca vs getafe】Quốc hội tháo điểm nghẽn cho 2 trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 正文

【soi kèo barca vs getafe】Quốc hội tháo điểm nghẽn cho 2 trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

时间:2025-01-10 18:52:15 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Xử lý dứt điểm “dự án treo” giải phóng nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế Một số dự án qua soi kèo barca vs getafe

Xử lý dứt điểm “dự án treo” giải phóng nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế Một số dự án quan trọng quốc gia triển khai chậm trễ,ốchộitháođiểmnghẽnchotrungtâmkinhtếlớnHàNộivàTPHồChísoi kèo barca vs getafe gây lãng phí Dự án đường vành đai 3: Gỡ điểm nghẽn để TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ phát triển

Kích hoạt phát triển kinh tế vùng

Theo đại biểu (ĐB) Nguyễn Phi Thường (Hà Nội), ĐB nhất trí cao với các dự án đầu tư đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh và đường vành đai 4 vùng Thủ đô.

“Đây là hai dự án có tính đột phá chiến lược, tháo điểm nghẽn của hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, đồng thời tạo động lực kích hoạt sự phát triển của vùng Thủ đô và vùng TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là các quyết sách cần thiết, kịp thời của Quốc hội để phục hồi kinh tế sau đại dịch và hiện thực hóa rõ ràng hơn về những giải pháp và hành động để đạt mục tiêu năm 2030 - 2045 của đất nước” - ĐB Thường nhấn mạnh.

Quốc hội tháo điểm nghẽn cho 2 trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
ĐB Tạ Thị Yên: Cần thực hiện chặt chẽ việc quản lý bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Cũng theo vị ĐB này, cử tri và nhân dân rất quan tâm, kỳ vọng và mong đợi các dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội thông qua và sớm được triển khai thực hiện.

Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều ĐB, bởi trên thực tế, cả hai dự án đều đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và đã được phân tích rất kỹ.

ĐB Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cũng bày tỏ đồng ý về chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị phải nghiên cứu kỹ hơn phương án phù hợp với một số tuyến, đoạn trên cơ sở so sánh phương án xây dựng tuyến trên cao và thấp để bảo đảm tính hiệu quả và tính phù hợp, vì liên quan đến cả các công đoạn quy hoạch phát triển hai vùng xung quanh các tuyến đường này trong phát triển đô thị, cũng như phát triển các khu công nghiệp; bảo đảm nhu cầu phát triển và gắn với quy hoạch sử dụng đất mà các địa phương sẽ cần được rà soát lại.

ĐB Lê Hoài Trung (Thừa Thiên Huế) cũng đồng tình về chủ trương xây dựng hai dự án quan trọng này. Theo ĐB, hai dự án còn gắn với những đột phá về cơ sở hạ tầng để thực hiện tầm nhìn chiến lược đến năm 2025, 2030 và là những khu vực có ý nghĩa chiến lược. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm quốc tế, khi xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng đều nảy sinh các vấn đề về hiệu quả, vi phạm... Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả triển khai các dự án, đại biểu kiến nghị nên có cơ chế về chuyên môn. Ví dụ, có thể thành lập các nhóm đặc trách để giải quyết, hỗ trợ thêm về các vấn đề pháp lý, hành chính và kỹ thuật, các địa phương và các nơi khi có vấn đề giống như những nhóm lưu động.

Quốc hội mới thảo luận mà giá đất đã tăng chóng mặt

Theo ĐB Nguyễn Phi Thường, một trong những sứ mệnh quan trọng mang tầm chiến lược của dự án vành đai 4 vùng Thủ đô là tái cấu trúc lại hình thái đô thị của Hà Nội và định hình sự phát triển của vùng Thủ đô với 10 tỉnh thành. Đây không phải là bài toán riêng của vùng Thủ đô hay vùng TP. Hồ Chí Minh gặp phải. Đây là vấn đề của rất nhiều siêu đô thị trên thế giới đều phải hình thành nên vùng phát triển ra đô thị vệ tinh, đưa sản xuất, tạo việc làm, hút dân cư ra ngoài.

Để hai dự án tránh đi vào lối mòn của các siêu đô thị trong việc cạnh tranh và thu hút tài nguyên và không gian tắc nghẽn, trở thành những đô thị hiện đại có chức năng dẫn dắt, tạo hiệu ứng lan tỏa, phát triển cả nước, ĐB Nguyễn Phi Thường cho rằng, cần tính toán quy hoạch không chỉ đô thị mà còn công nghiệp và đặc biệt là logistic, cảng cạn để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế.

“Khi triển khai dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô cần rút kinh nghiệm từ dự án cầu Thanh Trì, đường vành đai 3; đồng thời cân nhắc thêm về chỉ định thầu để đảm bảo tiến độ thì cho chỉ định thầu với các gói thầu tư vấn di dời hạ tầng kỹ thuật, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư” - ĐB Nguyễn Phi Thường nói.

Quan tâm đến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, ĐB Nguyễn Lâm Thành đề nghị hai thành phố cần rà soát, thống kê số lượng, kiểm đếm các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất. Bởi vì hiện nay, chúng ta mới xác định dự kiến. Tuy nhiên, thông qua quan sát thực tế, con số này còn có sự chênh lệch lớn hơn so với dự kiến. Mặt khác, cần có sự thống nhất về xác định giá đền bù giải phóng mặt bằng giữa các địa phương vì hiện nay đã có sự chênh lớn giữa các địa phương trong việc thực hiện giá đền bù.

ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai. Thông tin đến Quốc hội, ĐB cho biết: “Thời gian qua khi mới chỉ nghe dư luận là Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường này thì giá đất đai ở khu vực này đã sôi động lên và giá tăng lên rất nhiều lần".

Do đó, ĐB Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu không có biện pháp khai thác thì nguồn lực này sẽ bị lãng phí. Cùng với việc phê duyệt chủ trương xây dựng tuyến đường, Chính phủ nên đề xuất với Quốc hội có một cơ chế đặc thù để khai thác nguồn lực này.

Cơ chế được thực hiện theo phương thức là cùng với việc quy hoạch chi tiết xây dựng các tuyến đường vành đai này thì quy hoạch đồng thời khu vực hai bên đường để hình thành các khu đô thị hiện đại, trung tâm thương mại, trung tâm phân phối, trung tâm trung chuyển hàng hóa và các hệ thống đường không chỉ là đường song hành mà kể cả các hệ thống đường kết nối trong khu vực. Khi tiến hành đấu thầu các dự án này sẽ có được các khu đô thị hiện đại, khai thác nguồn lực và tránh tình trạng phát triển tự phát.

Trùng quan điểm với ĐB Hoàng Văn Cường, ĐB Tạ Thị Yên (Điện Biên) cho rằng, hai tuyến đường sẽ mở ra nhiều quỹ đất dọc theo tuyến, nhất là tại các nút giao cắt với hệ thống giao thông hiện hữu, do đó, cần thực hiện chặt chẽ việc quản lý bán đấu giá quyền sử dụng đất, quản lý quy hoạch xây đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong vấn đề giải phóng mặt bằng, nữ ĐB này đề nghị Chính phủ cần có hướng dẫn, chỉ đạo chung cho các địa phương thực hiện thống nhất phương án áp dụng mức giá đền bù phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình này./.